10 năm thực thi Luật Cạnh tranh ở Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Cạnh tranh là động lực quan trọng của kinh tế thị trường, giúp nâng cao năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt hơn, phong phú hơn với giá thành cạnh tranh, qua đó ng
Hội thảo "10 năm thực thi Luật Cạnh tranh ở Việt Nam và những bài học kinh nghiệm của châu Âu". Ảnh: VGP/Lê Anh
Ngày 16/12, tại TPHCM, Hội đồng Cạnh tranh Việt Nam phối hợp với Dự án hỗ trợ Chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức Hội thảo "10 năm thực thi Luật Cạnh tranh ở Việt Nam và những bài học kinh nghiệm của châu Âu".

TS Trần Mai Hiến, Trưởng ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh cho biết, sau 10 năm hoạt động, Hội đồng Cạnh tranh đã xử lý 4 vụ việc, qua đó xử phạt tiền 20 doanh nghiệp (DN) và 32 DN phải chịu phí xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.

TS Nguyễn Am Hiểu, Chuyên gia của dự án EU-MUTRAP cho rằng, thời gian qua, chính sách cạnh tranh đã tạo động lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế thị trường, tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt hơn, phong phú hơn với giá thành cạnh tranh, qua đó người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi. Tại Việt Nam, cạnh tranh dịch vụ viễn thông là một điển hình.

Tuy nhiên, sau 10 năm ban hành, bên cạnh những tác động tích cực đem lại cho các DN thì Luật Cạnh tranh cũng còn những hạn chế nhất định gây trở ngại cho DN và cần được sửa đổi bổ sung trong thời gian tới.

Đúng luật chuyên ngành, vướng Luật Cạnh tranh

Theo phản ánh của đại diện các Hiệp hội DN, thì các DN khi kinh doanh, tuân thủ theo luật, theo quy định của Bộ, ngành quản lý, tuy nhiên lại vướng vào Luật Cạnh tranh.

Luật sư Phạm Thanh Hải, Ban Chuyên trách pháp chế (Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) cho biết, đối với các DN bảo hiểm bị Hội đồng Cạnh tranh xử phạt, nếu xét ở góc độ kinh doanh bảo hiểm thì các DN không vi phạm, vì đã kinh doanh theo đúng các quy định của Bộ Tài chính, tuy nhiên các DN lại "vướng" vào Luật Cạnh tranh. Luật sư Hải đề nghị, cần có các thông tư hướng dẫn cụ thể về Luật Cạnh tranh để cho các DN hiểu rõ hơn, qua đó sẽ áp dụng đúng trong quá trình kinh doanh.

Bà Trần Thị Hồng Hạnh, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam cho biết, trước đây, khi lãi suất cao, Hiệp hội rất muốn các ngân hàng có mức lãi suất thấp để hưởng ứng chỉ đạo của Thống đốc là hạ lãi suất cho DN. Tuy nhiên, các ngân hàng muốn thống nhất với nhau hạ lãi suất xuống thấp thì lại sẽ vi phạm Luật Cạnh tranh.

Theo bà Hạnh, hoạt động về thẻ tín dụng là lĩnh vực mới tại Việt Nam, chi phí đầu tư phục vụ hạ tầng và các chi phí khác rất lớn. Hiện nay, các ngân hàng thu phí thẻ đang bị lỗ, do đó cần có một mức thu phí sử dụng thẻ hợp lý để bù lại những chi phí đã đầu tư.

Tuy nhiên, nếu cơ quan quản lý đưa ra mức chi phí về thẻ thì lại mang tính chất hành chính áp đặt. Nếu trong trường hợp các hội viên hội thẻ đặt ra một mức phí tính khấu hao trên cơ sở tính đủ chi phí thì lại "dính" vào Luật Cạnh tranh.

Chính vì vậy, bà Hạnh cho rằng, Luật Cạnh tranh phải hạn chế cái nào là cạnh tranh không lành mạnh, còn cạnh tranh lành mạnh để cho DN tái sản xuất hoạt động trên cơ sở tính đủ chi phí thì đó là điều cần thiết để giải quyết hài hòa lợi ích của xã hội, khách hàng và DN.

TS Trần Mai Hiến, Trưởng ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh cho biết, để phù hợp với xu hướng hội nhập và phát triển mới, thời gian tới, Luật Cạnh tranh sẽ được bổ sung, sửa đổi thêm một số nội dung cho phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện tại.

function PrintPopup() { window.open('/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=215978', '', 'width = 890,height = 480,location= yes, resizable=yes,scrollbars=yes, toolbar=no,location=no,menubar=no'); } function EmailPopup(url) { window.open('/Utilities/Email4Friend.aspx?news_url=' + url, '', 'status=no,toolbar=no,scrollbars=yes,titlebar=no,menubar=no,resizable=yes,width=640,height=480,directories=no,location=no'); return false; } function socialShare(type, title, link) { title = typeof title !== 'undefined' ? title : document.title; link = typeof link !== 'undefined' ? link : window.location.href; var eTitle = encodeURIComponent(title); var eLink = encodeURIComponent(link); switch (type) { case 'fb': window.open('http://www.facebook.com/sharer.php?u=' + eLink + '&t=' + eTitle); break; case 'tw': window.open('http://twitter.com/home?status=' + eTitle + ' ' + eLink); break; case 'zm': window.open('http://link.apps.zing.vn/share?u=' + eLink + '&t=' + eTitle); break; case 'lh': window.open('http://linkhay.com/submit?url=' + eLink + '&title=' + eTitle); break; } return false; } function sns_click(type) { var sns_sharekey; if (type == "facebook") { sns_sharekey = 'http://www.facebook.com/sharer.php?u='; } else if (type == "zingme") { sns_sharekey = 'http://link.apps.zing.vn/share?url='; } else if (type == "googleplus") { sns_sharekey = 'https://plus.google.com/share?url='; } u = location.href; t = document.title; window.open(sns_sharekey + encodeURIComponent(u) + '&t=' + encodeURIComponent(t), 'sharer', 'toolbar=0,status=0,width=626,height=436'); return false; }