4 lý do khiến Tập đoàn lớn thứ 3 Hàn Quốc mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Năm trước SK mua 9,5% cổ phần của Masan với giá 470 triệu đôla; tháng 5 năm nay, SK tiếp tục mua 6% cổ phần Vingroup với giá 1 tỉ USD, trở thành cổ đông lớn thứ hai sau gia đình ông Phạm Nhật Vượng.
q
Chủ tịc SK Chey Tae-won

 

Vì sao SK- một chaebol lớn thứ 3 tại Hàn Quốc với hơn 80 công ty con hoạt động trong 3 lĩnh vực chủ yếu: Năng lượng và hóa chất, bán dẫn và công nghệ, marketing và dịch vụ liên tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam?

Tại buổi được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp hồi cuối năm 2018, ông Chey Tae-won, Chủ tịch Tập đoàn SK Hàn Quốc biết rằng, Chính phủ Việt Nam đang chỉ đạo đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước ở các doanh nghiệp lớn, hoạt động hiệu quả, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam trong các lĩnh vực viễn thông, công nghiệp hóa chất, công nghiệp chế biến, dệt may, đồ uống, hàng không, năng lượng... mà đây lĩnh vực sở trường của SK.

Thứ hai, Chủ tịch Tập đoàn SK nhận thấy kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ. Đã phát triển kinh tế, Việt Nam sẽ phải chú trọng phát triển công nghệ bảo vệ môi trường. Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu nhiều chiến lược, kế hoạch phát triển bền vững đất nước, do đó SK muốn đón bắt cơ hội tham gia quá trình này để đưa Việt Nam đi đầu về phát triển công nghệ và bảo vệ môi trường. Việt Nam cũng đang phát triển cách mạng công nghiệp 4.0, do đó, cần tính thêm cả ngành kinh tế phát triển môi trường để tạo cơ cấu kinh tế cân bằng hơn.

Thứ ba, SK là Tập đoàn không chỉ có tiềm lực tài chính mà còn có tiềm lực về đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh Việt Nam đang có khoảng 700 nghìn doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị SK đầu tư vốn, kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua chuỗi giá trị và thị trường toàn cầu, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Cùng với đó là thúc đẩy nghiên cứu đầu tư vào các lĩnh vực Tập đoàn có thế mạnh là công nghiệp bán dẫn; phát triển đô thị thông minh; các dự án hóa dầu; các dự án dầu khí – năng lượng tái tạo; tiết kiệm năng lượng; công nghệ thông tin...

Thứ tư, Chính phủ Việt Nam đang ngày càng coi trọng và có nhiều chính sách phát triển thành phần kinh tế tư nhân, do đó, SK có thể tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp này với tư cách là đối tác chiến lược.

Đây là 4 lý do chủ chốt khiến Chủ tịch SK Hàn Quốc trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây đã bày tỏ "mong muốn đầu tư vào nhiều tập đoàn tư nhân khác tại Việt Nam".

 

Khoái Châu