Bán lẻ hàng hóa có dấu hiệu tăng trở lại, Bộ Công Thương đưa ra 6 giải pháp trọng tâm

Sau thời gian giãn cách xã hội, tháng 5 hoạt động kinh tế - xã hội đã bắt đầu trở lại bình thường, cùng với kỳ nghỉ Lễ 30/4-1/5 nên hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng của người dân có dấu hiệu tăng trở lại.
Sở Công Thương Yên Bái phối hợp với Trung tâm Thương Mại Big C Thăng Long tổ chức  Tuần lễ giới thiệu hàng nông sản tỉnh Yên Bái
Sở Công Thương Yên Bái phối hợp với Trung tâm Thương Mại Big C Thăng Long tổ chức Tuần lễ giới thiệu hàng nông sản tỉnh Yên Bái

Bán lẻ hàng hóa - Động lực dẫn dắt

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 ước tính đạt 384,8 nghìn tỷ đồng, tăng 26,9% so với tháng trước và giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 311,1 nghìn tỷ đồng, tăng 17,3% và tăng 1,6%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 32,5 nghìn tỷ đồng, tăng 95,8% và giảm 33,75%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 0,4 nghìn tỷ đồng, tăng 780,1% và giảm 87,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 40,8 nghìn tỷ đồng, tăng 91,3% và giảm 9,8%.

Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.913,9 nghìn tỷ đồng, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 8,6% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%).

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng ước tính đạt 1.543,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 80,6% tổng mức và tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước.

Lý giải nguyên nhân bán lẻ hàng hóa 5 tháng đầu năm tăng nhẹ, Bộ Công Thương cho rằng do các siêu thị, trung tâm thương mại bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, không có biến động về giá, đồng thời người dân có xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng theo hình thức mua sắm trực tuyến.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 5 tháng đầu năm ước tính đạt 175,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,2% tổng mức và giảm 25,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,9%).

Nhìn chung, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống đã mở cửa trở lại sau giãn cách xã hội, tâm lý người dân đã bớt lo ngại, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước vẫn giảm mạnh do học sinh bắt đầu quay trở lại trường học, nhu cầu du lịch hè của các gia đình vào thời điểm này chưa cao.

Doanh thu du lịch lữ hành 5 tháng đầu năm ước tính đạt 8,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng mức và giảm 54,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 12,7%) do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên thế giới, Việt Nam tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài và du lịch nội địa chưa trở lại mạnh mẽ như cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ khác 5 tháng đầu năm ước tính đạt 186,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,8% tổng mức và giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Như vậy, xét về tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng thì bán lẻ hàng hóa là động lực chính dẫn dắt sự tăng trưởng của tiêu dùng trong nước.

6 giải pháp trọng tâm

Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng còn lại, bên cạnh việc tiếp tục xử lý các vấn đề cấp bách để vừa phòng chống dịch, vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thì yêu cầu đặt ra trong thời gian tới được Bộ Công Thương xác định là xây dựng kế hoạch thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực của ngành Công Thương, khôi phục và thúc đẩy phát triển công nghiệp - thương mại trong tình hình mới.

 Bộ Công Thương và Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam nhằm tăng cường trao đổi hợBộ Công Thương và Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam phối hợp triển khai Đề án Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020.
Bộ Công Thương và Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam phối hợp triển khai Đề án Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020.

Đối với thị trường trong nước, Bộ Công Thương đưa ra 6 giải pháp trọng tâm.

Một là bảo đảm đầy đủ thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho người dân. Phối hợp với các địa phương theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường nội địa, đặc biệt là các mặt hàng có thể mất cân đối cung cầu do nhu cầu đột biến từ dịch bệnh để kịp thời có biện pháp điều hành.

Hai là, theo dõi sát diễn biến của giá dầu thế giới do tác động của dịch bệnh để tham mưu điều hành giá mặt hàng xăng dầu phù hợp với kịnh bản điều hành giá của Chính phủ.

Ba là, rà soát, lồng ghép ngay các hoạt động hỗ trợ phát triển hàng hóa, sản phẩm vào các chương trình, hoạt động được giao triển khai thực hiện như Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) để tổ chức triển khai thực hiện.

Bốn là phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tuyên truyền, quảng bá và kết nối hàng hóa, sản phẩm vào các hệ thống phân phối hàng hóa bán buôn, bán lẻ trên toàn quốc. Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tuyên truyền, kết nối tiêu thụ hàng Việt Nam tại thị trường trong nước nhằm hỗ trợ người tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam sau dịch Covid 19 thông qua Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo chống dịch Covid - 19 Trung ương và địa phương.

Năm là, khẩn trương hoàn thiện nội dung Đề án "Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản" để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành và tổ chức triển khai thực hiện.

Sáu là, tổ chức hoạt động kết nối cung cầu, kết nối giữa vùng sản xuất nông sản, thủy sản tập trung với địa phương có cửa khẩu xuất khẩu nhằm đẩy mạnh và mở rộng thị trường tiêu thụ ngoài nước.

Nam Sách