Bia Hà Nội - Dòng chảy tâm thức qua các thế hệ

Nói Bia Hà Nội đã trở thành “một nét văn hóa Hà Nội” không hề quá. Đó không chỉ là nét văn hóa trong tâm thức, mà trong nhiều trường hợp, đã chuyển từ tâm thức thành văn - hóa - vật - thể.

Ở bất cứ nước nào, Thủ đô bao giờ cũng là nơi tập quyền tinh hoa của các giá trị, nhất là giá trị văn hóa. Từ bao đời nay, con người Hà Nội, phố phường Hà Nội, món ăn Hà Nội đã trở nên thân thương, gần gũi với mỗi ai đã từng sinh sống hay chỉ từng ghé qua.

Ở thời hiện đại, không biết từ bao giờ, chất men trong Bia Hà Nội đã dung hòa và gắn kết bao thế hệ, tầng lớp, trở thành một nét sinh hoạt văn hóa rất “Hà Nội”. Những năm 60-70 của thế kỷ trước, khi đất nước đang còn chìm trong khói của cuộc chiến, từng téc bia hơi Hà Nội vẫn len lỏi vào từng con ngõ nhỏ, phố nhỏ đan nhau như ô bàn cờ, tạo nên một không gian ẩm thực mang tính thưởng lãm.

Sinh thời, nhà văn Nguyễn Tuân - một phong cách rất mực tài hoa uyên bác, có gu thẩm mỹ tinh tế, sành ăn, sành chơi, và  đặc biệt có duyên với bia hơi Hà Nội. Ông có thói quen đến uống bia ở quầy bia Cổ Tân. Bấy giờ bia còn là loại hiếm nên đôi khi nhà văn cũng phải xếp hàng như mọi người và bởi vậy mà ông được chứng kiến không ít cảnh “chen ngang”. Lần ấy, nhà văn rất ngạc nhiên khi thấy một chú bé - tay xách một cái can to - ở đâu bỗng chạy đến, lách vào đứng ngay trước mặt ông. Nhà văn nắm lấy vai chú bé, hỏi ngay:

- Này, cháu làm gì thế?

Đứa bé ngước mắt nhìn ông già rồi trả lời hết sức thản nhiên:

- Thưa bác, cháu xếp hàng mua bia cho bố cháu.

- Thế thì... - nhà văn già cúi xuống đứa bé - cháu hãy nhìn kỹ bác đây này: Bác già rồi. Đầu bác hói, tóc bác bạc, cằm bác có râu. Nhớ chưa?

- Dạ thưa bác, cháu nhớ rồi. - Lần này đứa bé trả lời có vẻ ngần ngại. Song nó vẫn băn khoăn - Nhưng thưa bác, nhớ thế để làm gì ạ?

Nhà văn già điềm nhiên trả lời:

- À, để rồi ngày mai nhỡ bác có đến sau thì nhớ cho bác “chen ngang” với nhé.

Mọi người xung quanh cười ồ lên vui vẻ. Cái vui ấy không chỉ làm dịu đi sự bồn chồn của những người kiên nhẫn xếp hàng; mà còn giúp chúng ta, những người sống rất xa thời của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Tuân có thể hình dung được một thời kỳ mà sự xếp hàng, chờ đợi đến lượt thưởng thức bia Hà Nội cũng là những khoảnh khắc thân thương, đáng nhớ.

Thời gian như những giọt nước lọt qua kẽ ngón tay, không có gì cản nổi. Nhưng chất men say vàng óng trong bia Hà Nội vẫn tiếp nối chảy trôi trong tâm thức văn hóa rất Hà Nội.

Một người từng trải qua những năm tháng đất nước khó khăn, ký ức Hà Nội trong tâm khảm NSND Hoàng Dũng là hoài niệm nhuốm màu thời gian. Nét cổ kính và sự nhớ thương đến lạ lùng về một Hà Nội xưa cũ nhưng đầy ắp kỷ niệm thi thoảng lại ùa về: “Đó là những buổi chiều cùng anh em bạn bè trong đoàn kịch ngồi lại bên cốc Bia Hơi Hà Nội”. Ký ức về một thời tuổi trẻ bên những cốc “bia hơi 3 hào” lúc đó thật giá trị và đáng quý. Nay càng tự hào hơn khi Bia Hơi Hà Nội đã trở thành “một nét văn hóa Hà Nội” và là một phần không thể thiếu đối với ông.

Nói Bia Hà Nội đã trở thành “một nét văn hóa Hà Nội” không hề quá. Đó không chỉ là nét văn hóa trong tâm thức, mà trong nhiều trường hợp, đã chuyển từ tâm thức trở thành văn - hóa - vật - thể.

Chuyện là thế này: Năm 1972, sau khi hoàn thành tác phẩm “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” (tác phẩm sau này được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học-nghệ thuật đợt đầu tiên, năm 1996) nhà văn Nguyễn Tuân nhờ họa sĩ Văn Cao trình bày bìa. Văn Cao vẽ xong đưa cho nhà văn xem. Nguyễn Tuân nhìn bìa, rồi ngập ngừng bảo, hình như… là những hầm tăng - xê hình ống xếp cạnh nhau trên những con phố. Văn Cao gật đầu xác nhận.

Ngắm nghía một hồi, Nguyễn Tuân lại bảo, này… trông giống như những téc bia Hà Nội ở Cổ Tân ấy. Văn Cao bảo: Đúng! Rồi hai nghệ sĩ cười vang trời. Thì ra, những téc bia hơi, những vại bia hơi hình tròn đã đi vào tâm thức Văn Cao, rồi khi phải hình dung ra những hầm tăng - xê hình ống để vẽ bìa, thì những téc bia, những vại bia, những hầm tăng - xê hình ống tự động nhào luyện trong tâm thức, đi thẳng vào tác phẩm nghệ thuật.

Có lẽ chính vì thế, hòa cùng sự chuyển mình và phát triển mạnh mẽ của thời đại, Hà Nội cũng khoác lên mình những diện mạo mới. Nhưng sự thay đổi dù có lớn cỡ nào cũng không thể mất đi ở nơi này những giá trị đậm “chất riêng”, trong đó có Bia Hà Nội. Giờ đây, bia hơi Hà Nội không chỉ “đóng khung” trong những quán bia trên những con ngõ, hay đường phố đan nhau như ô bàn cờ, mà với công nghệ hiện đại, bia hơi Hà Nội được đóng chai, đóng lon có thể theo bạn trong bất cứ đâu, cuộc vui nào: Sinh nhật, du lịch, hay họp mặt lớp; chót vót trên đỉnh Phan Xi Păng hùng vĩ hay bồng bềnh trong sóng biếc Vịnh Lan Hạ. Nói một cách hình ảnh thì “một nét văn hóa Hà Nội” đang ngày càng lan tỏa trên mọi nẻo đường của Tổ quốc thân yêu.

bật bia Hà Nội Vàng

Nhân dịp chào Xuân Tân Sửu năm 2021, với thông điệp “Thấy Bia Hà Nội là thấy Tết – Vị Bia làm nên Sắc Tết”, HABECO đã tung ra thị trường sản phẩm Bia Hà Nội bao bì Tết 2021 với thiết kế sắc đỏ vàng tươi mới nhưng “đậm màu” Tết truyền thống. Bên cạnh chú trọng giữ vững chất lượng cao với vị bia nguyên bản vốn đã làm nên thương hiệu qua nhiều năm, Bia Hà Nội luôn không ngừng được đổi mới nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng – những thế hệ đã gắn bó, mang tình yêu với Bia Hà Nội, khẳng định vị thế của một thương hiệu quốc gia mang sứ mệnh “Gìn giữ tinh hoa - Nâng tầm vị thế”.

[Quảng cáo]

Nguyễn Văn