Các nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực khách sạn: Trường hợp của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

PGS. TS. THÁI THANH HÀ (Trường Đại học Ngoại  thương) và PHAN THANH TÙNG (Học viên cao học, Trường Đại học Tây Nguyên)

TÓM TẮT:

Bài viết nghiên cứu các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng của chính các yếu tố này tới năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch của Tp. Buôn Ma Thuột. Từ đó, giúp cho các nhà hoạch định chính sách có những tham khảo có cơ sở nhằm định hướng phát triển một tầm nhìn dài hạn và ngang tầm với vị thế là một thành phố thủ phủ của vùng Tây Nguyên.

Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, khách sạn, yếu tố ảnh hưởng, quyết định, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

1. Mở đầu

Ngày nay từ cạnh tranh đã được nhắc đến khá nhiều, vì đây là một trong những trọng tâm của các quốc gia, các ngành. Du lịch là một trong những lĩnh vực quan trọng. Theo Kim (2000), tính cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch được định nghĩa như là năng lực của các điều kiện tại thị trường du lịch, nguồn lực du lịch, và nguồn lực con người cũng như cơ sở hạ tầng của một địa phương, quốc gia, nhằm tạo nên giá trị gia tăng cho nền kinh tế địa phương, quốc gia.

Thành phố Buôn Ma Thuột là địa danh du lịch nổi tiếng ở Tây Nguyên và là một điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch thành phố Buôn Ma Thuột sẽ tạo ra động lực phát triển kinh tế của địa phương. Việc khơi dậy và hiện thực hóa tiềm năng du lịch của thành phố Buôn Ma Thuột còn tạo ra hiệu ứng tương hỗ rất hiệu quả, để từ đó tạo thành một lợi thế cạnh tranh không những cho địa phương, mà còn cho vùng miền Trung. Điều này sẽ còn được nhân lên khi tỉnh Tỉnh Đắk Lắk có sự cải thiện đáng kể về xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI trong năm 2019 [9; 10; 11]. Tuy nhiên, việc khai thác lợi thế du lịch còn chưa xứng với và tiềm năng của vùng đất cố đô [11; 13; 14]. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng của chính các yếu tố này tới năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch của thành phố Buôn Ma Thuột sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có những tham khảo có cơ sở nhằm định hướng phát triển có tầm nhìn dài hạn và ngang tầm với vị thế của một thành phố thủ phủ của vùng Tây Nguyên.

2. Tổng quan nghiên cứu

Vào những năm của thập kỷ 1990, nguồn lực cạnh tranh là chủ đề nghiên cứu chỉ trong các ngành công nghiệp chế tạo và các lĩnh vực liên quan. Trong thời gian gần đây, một số nhà nghiên cứu đã bắt đầu xem xét tính cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch (Tsai et al., 2019). Theo Ritchie and Crouch  (2003), tầm quan trọng của tính cạnh tranh trong phát triển du lịch là kết quả của môi trường kinh tế mang đậm tính cạnh tranh có thể nhận thấy hằng ngày trên khắp thế giới. Có những quốc gia tài nguyên du lịch hầu như không phát triển nhưng lại hấp dẫn du khách và Sing-gapore là một ví dụ. Trái lại, có những quốc gia tài nguyên du lịch rất nhiều nhưng hầu như du khách không đến thăm, có thể là vì không có thông tin, hoặc có những yếu tố bất ổn khác ngăn cản du khách tới. Tất cả là do tính cạnh tranh trong phát triển du lịch mà ra.

Để nghiên cứu tính cạnh tranh trong phát triển du lịch, Porter (1990) đã kết hợp các hoạt động của chính phủ và vai trò của cơ hội (các sự kiện vượt ra bên ngoài sự kiểm soát của các doanh nghiệp. Porter đã định nghĩa mô hình kim cương của tính cạnh tranh [5] [6].. Đã có một số nghiên cứu áp dụng mô hình kim cương của Porter trong nghiên cứu tính cạnh tranh phát triển du lịch. Chẳng hạn như Moon và cộng sự, 1998; Smit, 2010; Esen and Uyar, 2012; Ozer et al, 2012; Herciu, 2013. Tuy nhiên, số liệu sơ cấp trong nghiên cứu này dường như không thỏa đáng về mặt đối tượng cung cấp thông tin.

 Trên cơ sở lý thuyết này, Khương & Haughton (2004) đã xây dựng tiêu chí và đánh giá so sánh về tính cạnh tranh của 3 thành phố lớn (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng). Đây là những nghiên cứu chỉ dựa vào những tiêu chí chung về tính cạnh tranh của một địa phương mà không đề cập đến lĩnh vực du lịch [8]. Crouch & Ritchie (1999) trong nghiên cứu của mình về du lịch, tính cạnh tranh và thịnh vượng xã hội, đã đề ra một khung khái niệm chung để nghiên cứu về tính cạnh tranh của một điểm đến. Đây là một khung khái niệm nghiên cứu khá tổng quát, làm nền tốt cho các nghiên cứu về tính cạnh tranh điểm đến trong phát triển du lịch [12; 15].

Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) đã áp dụng một hệ thống gồm 3 bộ chỉ số tổng hợp để đánh giá tính cạnh tranh về du lịch và lữ hành của các quốc gia: Bộ chỉ số thứ nhất chú trọng đến các yếu tố về chính sách của chính phủ, chỉ số thứ hai đó là các yếu tố về môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng hay gọi là phần “cứng” và chỉ số thứ ba bao gồm các yếu tố đó là nhân lực, văn hóa và con người, hay còn gọi là phầm “mềm”[1]. 3 chỉ số được tập hợp bởi 14 chỉ số đơn liên quan đến năng lực cạnh tranh của du lịch và lữ hành. Tuy nhiên, các chỉ số của WTTC chỉ tập trung vào phân tích tính cạnh tranh du lịch và lữ hành của quốc gia mà không chú trọng tới một địa phương, hoặc một vùng [1]; [2]; [13].

Tiếp theo nghiên cứu của mình trong cùng lĩnh vực, Crouch và Ritchie cho rằng, nghiên cứu năng lực cạnh tranh của du lịch cần phải tập trung vào những đặc điểm hấp dẫn du khách như: khí hậu, phong cảnh, điều kiện lưu trú [12]. Tuy nhiên quan điểm này đã bỏ qua những yếu tố có liên quan đến doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch [3]. Enright và Newton (2004) đã triển khai ý tưởng nghiên cứu này trong nghiên cứu tại Hồng Kông, ngoài những yếu tố có liên quan đến du lịch, còn có những nhân tố có liên quan đến doanh nghiệp, là chủ thể tạo ra những sản phẩm du lịch, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến [2]; [7]. Tiếp theo quan điểm này, Gooroochurn & Guntur (2007) đã đánh giá tính cạnh tranh du lịch của một điểm đến sử dụng các chỉ số đo lường tính cạnh tranh khá thông dụng của các quốc gia với nguồn số liệu đáng tin cậy từ Ngân hàng Thế giới (WB); Liên hợp quốc (UNDP) [1]. Với cách này, chỉ số năng lực cạnh tranh là một chỉ số tổng hợp được tính toán theo 3 bước[2]. Trong nghiên cứu của mình về năng lực cạnh tranh du lịch của vùng miền Bắc I-ta-li-a, Maria và cộng sự (2008) cho rằng du khách, đóng vai trò là khách hàng sử dụng các sản phẩm du lịch, cần được tính đến và đưa vào nghiên cứu để làm sáng tỏ năng lực cạnh tranh giữa các điểm đến, vì đây là một nguồn thông tin quan trọng mang tính khách quan, truyền tải những thông tin từ bên ngoài [5]. Kế thừa cơ sở lý thuyết nói trên, nghiên cứu này được thực hiện trên các đối tượng khác nhau: những nhà quản lý về du lịch của thành phố, chủ doanh nghiệp và các khách du lịch nhằm làm sáng tỏ các nhân tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong du lịch của thành phố Buôn Ma Thuột. Kết quả của nghiên cứu này có thể đưa ra những thông tin tham khảo có cơ sở nhằm phát huy, khai thác tốt hơn, cũng như nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến hấp dẫn tại miền Trung này [13 ; 14 ; 16].

3. Phương pháp và kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng để làm sáng tỏ những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tp. Buôn Ma Thuột. Để thu thập số liệu, bảng câu hỏi đã được thiết kế và sử dụng riêng ở phần thông tin cá nhân cho các đối tượng là nhà quản lý về du lịch của thành phố, doanh nghiệp du lịch. Phần thông tin về cảm nhận của người được phỏng vấn đối với các yếu tố cấu thành tính cạnh tranh của điểm đến du lịch được sử dụng chung cho tất cả các đối tượng nhằm đảm bảo tính nhất quán về các yếu tố cấu thành tính cạnh tranh của điểm đến trong nghiên cứu. Các yếu tố này được cụ thể hóa bằng các thông điệp trên thang độ Likert 7 điểm và người được phỏng vấn sẽ đánh dấu vào mức điểm mà họ cho là thích hợp nhất với ý kiến của mình. Thông tin từ người phỏng vấn được mã hóa trên SPSS để xử lý và phân tích số liệu.

Đối tượng phỏng vấn bao gồm cả đối tượng là du khách nước ngoài nên bảng câu hỏi được chuẩn bị cả tiếng Anh và tiếng Pháp, có sử dụng kỹ thuật dịch ngược (back-translation) để đảm bảo tính nhất quán về nội dung nghiên cứu. Trong số 400 bảng câu hỏi được gửi đi thu về được 258 bảng câu hỏi được điền đủ thông tin, với tỷ lệ phản hồi phỏng vấn tương đối cao lên đến 64%. Thông tin chung về người được phỏng vấn cho thấy có 10 người là nhà quản lý trong lĩnh vực du lịch, 20 người là chủ doanh nghiệp du lịch; 108 người là du khách nội địa; và 107 người là du khách quốc tế. Đặc điểm đối tượng phỏng vấn thể hiện tại Bảng 1 cho thấy: số mẫu cân đối cả về quốc tịch và về giới tính với tỷ lệ 56% là người Việt và 44% là du khách quốc tế;  48% là nam và 52% là nữ. Phần lớn số người được phỏng vấn có trình độ đại học hoặc trên đại học (chiếm 89%). Đại đa số những người được phỏng vấn cho biết họ đã hơn 1 lần tới thăm Buôn Ma Thuột, điều này cho thấy những cảm nhận của họ có thời gian để kiểm chứng và có tính chắc chắn, vì những trải nghiệm của họ đối với các lần viếng thăm điểm đến này đã được nhắc lại. Đồng thời, số ý kiến về kênh thông tin biết Buôn Ma Thuột như là một điểm đến lại phân bố khá đồng đều qua các kênh.

Bảng 1. Thông tin về các đối tượng được phỏng vấn

thong-tin-ve-cac-doi-tuong-duoc-phong-van

 Nguồn: Số liệu điều tra 2019.

Trình tự phân tích số liệu được thực hiện như sau: Trước tiên, phân tích nhân tố xác định CA dùng để nhóm các thuộc tính vào các nhân tố phản ánh tính cạnh tranh trong phát triển du lịch của điểm đến, số liệu được thực hiện trên phần mềm tuyến tính cấu trúc LISREL, kiểm định độ tin cậy, tính đồng nhất phương sai, và phân phối chuẩn của các biến mới dựa trên phân tích nhân tố CFvới phần mềm thống kê cho nghiên cứu kinh tế-xã hội SPSS 18. Cuối cùng là phân tích định lượng với kỹ thuật phân tích đa biến thích hợp được đề cập cụ thể ở phần sau, để từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch của Tp. Buôn Ma Thuột.

4. Kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích nhân tố xác định CFA cho thấy các hệ số tương quan nhân tố tại cột (1) của Bảng 2 đều nhỏ hơn 1 và đạt giá trị p-value nhỏ hơn mức ý nghĩa α=0,05. Vì vậy, mô hình CFA là chắc chắn và không phải điều chỉnh lại [17]. Giá trị p-value chỉ số χ2 của phân tích CFA là 0,045 cho thấy các biến số là thích hợp. Thêm nữa, chỉ số thống kê GFI (Goodness-of Fit Index) bằng 0,816 và chỉ số thống kê TIL (Tucker Lewis Index) là rất gần với 0,9 cũng khẳng định một lần nữa mô hình CFA là phù hợp. Đồ thị Scatter plot sau khi phân tích trên SPSS cho thấy các biến số có hiện tượng phương sai không đồng nhất, do đó, kỹ thuật phân tích số liệu đa biến hồi quy theo bước có trọng số (Weighted Step-wise Linear Regression) hay gọi tắt là WSLR đã được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh tổng thể điểm đến du lịch của Tp. Buôn Ma Thuột. Tại cột (3) của Bảng 2, trọng số (Weights) được tính theo giá trị tuyệt đối của hệ số nhân tố xác định CFA theo công thức: 

cong-thuc

Giá trị bình quân của từng thuộc tính thành viên, sau khi đã nhân với trọng số tương ứng Weights tại cột (3) của Bảng 2 sẽ cho ta giá trị của biến mới và được sử dụng trong phân tích số liệu đa biến ở phần sau.

Bảng 2. Phân tích nhân tố xác định CFA (Confirmatory Factor Analysis)

các thuộc tính năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch

của TP. Buôn Ma Thuột

phan-tich-nhan-to-xac-dinh-cfa

 Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích trên SPSS.

Theo mô hình WSLR, các biến lần lượt được đưa vào theo từng bước, căn cứ vào mức độ thay đổi của R2, để từ đó có thể phát hiện ra biến số nào ảnh hưởng mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch ở Tp. Buôn Ma Thuột. Các biến số về thuộc tính của đối tượng phỏng vấn được đưa vào mô hình tại bước 1 và bước 2, gồm các biến số độc lập là quốc tịch X1giới tính X2. Còn các biến số X3 đánh giá sự năng động của chính quyền trong phát triển du lịch (nhân tố 1); X4 đánh giá về thể chế và cơ sở hạ tầng của thành phố (nhân tố 2); X5 đánh giá nguồn lực Văn hóa di sản (nhân tố 3); và X6 (nhân tố 4) chất lượng của nguồn lực lao động sẽ được đưa vào mô hình hồi quy WSLR theo thứ tự lần lượt các bước 3, bước 4 và bước 5. Các bước lần lượt của hồi quy WSLR cho thấy tất cả các nhân tố đều có ảnh hưởng tương quan thuận đối với năng lực cạnh tranh của Tp. Buôn Ma Thuột. Tính chắc chắn của mô hình là khá cao, thể hiện R2 giải thích tới 72% phương sai của mô hình hồi quy WSLR.

Cụ thể qua các bước, những biến số về thuộc tính còn được gọi là các biến số kiểm soát (control variables) bao gồm: quốc tịch X1; và giới tính X2 là biến giả (dummy variable). Kết quả cho thấy, các biến số đặc điểm khách hàng tại bước 1 và bước 2 chỉ giải thích chỉ 4,7% phương sai của mô hình hồi quy theo bước có trọng số WSLR. Đồng thời có thể thấy tồn tại sự khác biệt trong đánh giá tính cạnh tranh phát triển du lịch giữa hai đối tượng phỏng vấn trong nước và quốc tế.

Trong số 5 nhân tố được đưa vào mô hình hồi quy WSLR, biến số X3 (Sự năng động của chính quyền) và biến số X5 (nguồn lực di sản văn hóa) tại bước 5 của mô hình có ảnh hưởng lớn nhất với hệ số hồi quy tương ứng lần lượt là β3=0,32 và β5=0,279 đạt mức ý nghĩa thống kê α=0,05 và giải thích được 42,2% của mô hình. Khi biến số tiếp theo là chất lượng lao động; cũng như giá cả và điều kiện sống được đưa vào mô hình WSLR ở các bước 6 và bước 7 tiếp theo, cho thấy, các biến số này có ảnh hưởng tới tính cạnh tranh trong phát triển du lịch là ngang nhau kể cả về hệ số tương quan hồi quy bê-ta và R2. (Bảng 3)

Bảng 3. Nhân tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong phát triển du lịch ở

Buôn Ma Thuột

              Biến phụ thuộc: Tính cạnh tranh tổng thể trên thang điểm Likert từ 1-7   

nhan-to-anh-huong-den-tinh-canh-tranh-trong-phat-trien-du-lich-o-buon-ma-thuot

 Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích trên SPSS 10.0

5. Kết luận và đề xuất

Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các yếu tố nói trên đều có tác động tới tính cạnh tranh trong phát triển du lịch của thành phố Buôn Ma Thuột ở các mức độ khác nhau và hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây [1]; [4]; [5]; [18]. Kết quả này cho thấy các yếu tố thuộc về nguồn lực di sản văn hóa; chất lượng lao động; môi trường sống (giá cả và điều kiện sống) là những nhân tố có thứ hạng quan trọng, làm tăng tính cạnh tranh trong phát triển du lịch của thành phố Buôn Ma Thuột. Về ngữ nghĩa, có thể xem đây là những “phần cứng” và “phần mềm” quan trọng giúp cho cỗ máy du lịch của Tp. Buôn Ma Thuột được vận hành tốt và gia tốc nhanh chóng. Còn sự năng động của chính quyền cũng như thể chế, cơ sở hạ tầng là những “phụ gia bôi trơn” cho cỗ máy đó. Số liệu phân tích cũng cho thấy, giá cả và điều kiện sống và nguồn lực văn hóa di sản là những nhân tố mang lại năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch của Buôn Ma Thuột [14]. Tuy nhiên, đây là những lợi thế cạnh tranh ngắn hạn. Trong tương lai lâu dài, những “phụ gia bôi trơn” này lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Lợi thế cạnh tranh về giá cả sinh hoạt rẻ chỉ thu hút những du khách có thu nhập thấp. Bài học của Singapore cho thấy quốc đảo này không có nhiều tài nguyên văn hóa di sản để phát triển du lịch, cũng như giá cả và mức sống cũng không thấp (nếu không nói là quá cao). Tuy nhiên, nguồn thu du lịch đã chiếm 8,6% GDP của quốc gia (161,3 tỷ USD) và tạo ra được 191 triệu công việc (chiếm 7% trong tổng số). Năm 2019, Singapore đứng thứ 10 trên thế giới, so với năm 2008 còn đứng thứ 16 về xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành [9]; [10]. Trong tương lai, thứ hạng này của Singapore còn đang trên đà cải thiện tích cực hơn nữa. Thành công này phần lớn là do chính quyền đảo quốc đã có một tầm nhìn dài hạn về phát triển du lịch và rất nhiều kinh phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng để biến quốc đảo này thật sự theo đúng với câu quảng cáo du lịch quốc gia “Uniquely Singapore! - Đặc biệt Singapore!” [16

 

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:

1Chi tiết về bộ chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của WTTC xem tại: http://www.weforum.org/en/initiatives/gcp/TravelandTourismReport/index.htm

2Xem chi tiết nghiên cứu của Gooroochurn & Gunter: http://www.ingentaconnect.com/content/ip/tec/2005/00000011/00000001/art00003.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Gooroochurn Nishaal & Guntur Sugiyarto (2007) “Measuring the competitiveness in the travel and tourism industry”, Tourism Economics, Volume 11, Number 1, March 2005 , pp. 25-43(19).
  2. Enright & Newton J (2004) “Tourism destination competitiveness – a quantitative approach” Tourism Management. Vol. 25 (777-788), 2004.
  3. Geoffrey I. Crouch & J. R. Brent Ritchie (1999) “Tourism, Competitiveness, and Societal Prosperity” Journal of Business Research 44, 137-152 (1999).
  4. Metin Kozak & Mike Rimmington (1999) "Measuring tourist destination competitiveness: conceptual considerations and empirical findings” Hospitality Management 18 (1999) 273}283.
  5. Maria et. al. (2008) “The attractiveness and competitiveness of tourist destinations: A study of Southern Italian regions” Tourism Management 30 (2008) 336-344.
  6. Michael Porter (1998). “The competitive advantage of nations” Free Press, New York.
  7. Kozak M.1; Rimmington M.(2019) “Measuring tourist destination competitiveness: conceptual considerations and empirical findings”. International Journal of Hospitality Management, Volume 18, Number 3, September 1999 , pp. 273-283(11).
  8. Khương & Haughton (2004) “So sánh năng lực cạnh tranh của ba thành phố lớn: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng” Báo cáo nghiên cứu tư nhân của Mekong Project Development Facility (MPDF) tại Việt Nam.
  9. World Economic Forum (2019) “The Travel & Tourism Competitiveness Report 2019 Managing in a Time of Turbulence” Geneva, Switzerland 2019 WTTC (2019). Edited by Jennifer Blanke, World Economic Forum and Thea Chiesa, World Economic Forum.
  10. UNWTO (2019). “Tourism barrometter: committed to tourism, travel and Milenium Development Goals”. Vol 7, No 2, June 2019.
  11. USAID and VCCI (2019) “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” http://www.pcivietnam.org/
  12. Crouch, G.I., & Ritchie, J.R.B.(1999). “Tourism, competitiveness, and social prosperity”. Journal of Business Research, 44, 137-152.
  13. Niên giám Thống kê tỉnh Đắk Lắk 2018.
  14. UBND thành phố Buôn Ma Thuột, 2018 “Báo cáo Kinh tế xã hội năm 2018”.
  15. Hair et. al (2004) “Multivariate Data Analysis”, 9ed Prentice Hall.
  16. Nune và Cristiana (2016). “Determinant factors of competitiveness in the hotel sector: The case of Portugal”. Competitiveness Review: An International Business Journal Vol. 28 No. 2, 2018pp. 122-135.

 

DETERMINANTS OF COMPETITIVENESS IN THE HOTEL SECTOR: THE CASE OF BUON MA THUOT CITY, DAK LAK PROVINCE

Assoc. Prof. PhD. THAI THANH HA

Foreign Trade University

PHAN THANH TUNG

 Tay Nguyen University

ABSTRACT:

The paper examines the constituents and their influence on the competitiveness of tourism development in Buon Ma Thuot city. Since then, it helped policy makers have a reference basis to guide the development of a long-term vision and on par with the status of a capital city of the Central Highlands.

Keywords: Competitiveness, hotels, influencing factors, decisions, Buon Ma Thuot city, Dak Lak province.