TÓM TẮT:

Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quyết định chọn Trường Đại học Văn Hiến học thạc sỹ quản trị kinh doanh của học viên. Dữ liệu thu thập khảo sát từ 263 học viên đang học tại Trường Đại học Văn Hiến. Mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo được hình thành dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước và hỏi ý kiến của chuyên gia. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường Đại học Văn Hiến học thạc sỹ quản trị kinh doanh là: Chương trình đào tạo (CTDT), Học phí hợp lý (HPHL), Yếu tố Cơ hội nghề nghiệp (CHNN), Danh tiếng trường đại học (DTTH), Hoạt động truyền thông (HDTT), Cơ sở vật chất (CSVC). Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số khuyến nghị gợi ý cho các nhà quản trị trong việc đào tạo và phát triển chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Nhà trường, đồng thời góp phần duy trì, thu hút học viên.

Từ khóa: Ảnh hưởng, Đại học Văn Hiến, quản trị kinh doanh, học viên, quyết định.

1. Đặt vấn đề

Trong bất kỳ thời đại nào, ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều quan tâm đến giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo luôn được xem là trọng tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, nhu cầu về đội ngũ nhân sự có trình độ cao để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng nhiều.

Đào tạo sau đại học là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với mục tiêu trang bị cho học viên những kiến thức sau đại học và nâng cao kỹ năng thực hành nhằm xây dựng đội ngũ những người làm khoa học có trình độ cao. Bên cạnh đó, đào tạo sau đại học còn giúp cho học viên cao học có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn, có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp hay nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo. Đây cũng chính là thách thức đối với các trường có đào tạo thạc sỹ cần phải nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của học viên, nhu cầu xã hội góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao hơn cho đất nước. Do vậy, nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường Đại học Văn Hiến học thạc sỹ quản trị kinh doanh của học viên” là vấn đề cấp bách và thiết thực hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học sau đại học.

2. Một số khái niệm và lý thuyết có liên quan

2.1. Một số khái niệm có liên quan

Lựa chọn: Lựa chọn được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương thức hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thực hiện để có thể đạt được mục tiêu trong các điều kiện khan hiếm nguồn lực (Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền 2006).

Quyết định chọn trường: Quyết định lựa chọn thường kết thúc bằng việc quyết định chọn một trường để theo học. Trường học được chọn được xem là lựa chọn tối ưu nhất, phù hợp với năng lực, sở thích và khả năng tài chính của người học. Khi đưa ra quyết định lựa chọn, học viên có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như ý kiến đóng góp của cha mẹ, thầy cô, người thân, bạn bè,… Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình ra quyết định.

2.2. Một số lý thuyết có liên quan và mô hình nghiên cứu

Lý thuyết của Chapman (1986) nghiên cứu về hành vi của sinh viên khi chọn trường đại học. Mô hình sự lựa chọn trường đại học là một quá trình bao gồm một chuỗi các yếu tố liên quan. Có năm thành phần của mô hình quy trình lựa chọn, như: Nhận thức nhu cầu; quá trình tìm kiếm; đánh giá, chọn lọc thông tin, quyết định chọn và cuối cùng là trúng tuyển và quyết định.

Thuyết hành động hợp lý được dùng để dự báo hành vi tự nguyện, giúp đỡ người khác nhận ra yếu tố tâm lý của mình. Thuyết hành động hợp lý được thiết kế dựa trên giả định rằng con người thường hành động một cách hợp lý, thông tin có sẵn và những hậu quả từ hành động họ chọn. Theo lý thuyết này, ý định hành vi (Behavior Intention - BI) là yếu tố quan trọng đóng vai trò như một chức năng hướng dẫn thực hiện hành vi và chịu ảnh hưởng bởi: thái độ đối với hành vi (Attitude Toward Behavior - AB) và chuẩn chủ quan.

Thuyết hành vi hoạch định được phát triển từ thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein (1975), Ajzen (1991) để dự báo và làm sáng tỏ hành vi con người trong một bối cảnh cụ thể. Thuyết hành động hợp lý không cho phép dự đoán những hành vi không hoàn toàn điều khiển được, trong khi thuyết hành vi hoạch định đã khắc phục được nhược điểm này, với giả định một hành vi có thể được dự báo hoặc được giải thích bởi ý định để thực hiện hành vi đó (Kolvereid 1996).

2.3. Mô hình nghiên cứu

Từ các lý thuyết và mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của Kee Ming (2010) và hỏi chuyên gia. Mô hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố, tác giả thảo luận nhóm xây dựng bảng câu hỏi chính thức phù hợp với tình hình thực tế của Trường Đại học Văn Hiến với 32 biến quan sát để đo lường mức độ quyết định chung. Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 bậc với mức độ tương ứng: mức 1 là rất không đồng ý với phát biểu, mức 2 không đồng ý, mức 3 là không ý kiến, mức 4 đồng ý và mức 5 là rất đồng ý với phát biểu. (Hình 1)

 3. Phương pháp phân tích

3.1. Mẫu và phương pháp phân tích

Đối tượng khảo sát ở đây là học viên cao học đang theo học thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Văn Hiến. Nghiên cứu này có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), theo Hair và ctg (1998) cho rằng, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát trở lên (trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2011 trang 397-398). Số biến quan sát trong nghiên cứu này là 30 biến, nên số mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là 180 mẫu.

Về kích thước của mẫu nghiên cứu, tổng hợp từ các nhà nghiên cứu và ý kiến chuyên gia thì cỡ mẫu tối ưu là bao nhiêu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, quy luật phân phối của tập các lựa chọn của người được phỏng vấn. Chẳng hạn như:

- Theo Green (1991) (trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 499-500) cho rằng cỡ mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy bội tối thiểu là N ≥ 8p + 50, trong đó p là số biến độc lập. Vậy, số mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là N ≥ max (n*m+50; 30*6 +50) tức là 230 mẫu. Tuy nhiên, để tăng thêm độ tin cậy của tập dữ liệu và có thể loại những bảng phỏng vấn không hợp lệ. Do đó, số lượng mẫu cho khảo sát là 314 phiếu khảo sát phỏng vấn. Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp thuận tiện phỏng vấn học viên cao học tại Trường Đại học Văn Hiến. Phương pháp phân tích dữ liệu chính trong nghiên cứu là hồi quy tuyến tính bội, công cụ phân tích dữ liệu: sử dụng thống kê mô tả và phần mềm SPSS 22.0 để phân tích dữ liệu.

3.2. Cấu trúc mẫu khảo sát

Có 314 bản câu hỏi trực tiếp đã được phát ra, tổng cộng thu được 294 bản câu hỏi, 31 bản câu hỏi bị loại bỏ do thông tin không được cung cấp đầy đủ, cuối cùng còn lại 263 bản câu hỏi được sử dụng cho phân tích.

Trong 263 đối tượng khảo sát hợp lệ này, tỷ lệ nam và nữ có sự chênh lệch, nam chiếm 48,7% và nữ là 51,3%. Phần lớn đối tượng khảo sát nằm trong khoảng tuổi từ 30 - 50. Người từ 21 -30 chiếm tỷ lệ (14,1%), sau đó là nhóm người có độ tuổi từ 30 - 40 chiếm tỉ lệ (37,6%), 41 - 50 chiếm tỷ lệ (34,6%), số ít còn lại là những người trên 50 (13,7%).

Xét về vị trí công việc: Nhân viên, chuyên viên 17,1%, Trưởng phòng 62,4%, Giám đốc 17,5% và Chuyên môn khác 3,0%.

Xét về thu nhập: Mức lương >= 5- <15 triệu đồng chiếm đa số (62,4%), mức lương >15 triệu đồng chiếm 16,0%.

4. Kết quả nghiên cứu

Để khẳng định rằng các thang đo lường đảm bảo về độ tin cậy, hai công cụ chính được sử dụng là hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp, tất cả các biến quan sát của những thang đo đạt độ tin cậy sẽ tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA. (Bảng 1)

Bảng 1. Kết quả EFA cho thang đo các yếu tố ảnh hưởng

đến quyết định chọn trường

HỆ SỐ TẢI NHÂN TỐ

 

DTTH

HPHL

CTDT

CHNN

HDTT

CSVC

CTDT5

.908

 

 

 

 

 

CTDT6

.895

 

 

 

 

 

CTDT3

.889

 

 

 

 

 

CTDT4

.888

 

 

 

 

 

CTDT1

.624

 

 

 

 

 

HPHL5

 

.862

 

 

 

 

HPHL1

 

.858

 

 

 

 

HPHL2

 

.828

 

 

 

 

HPHL3

 

.767

 

 

 

 

HPHL4

 

.682

 

 

 

 

CSVC7

 

 

.852

 

 

 

CSVC3

 

 

.850

 

 

 

CSVC6

 

 

.818

 

 

 

CSVC2

 

 

.755

 

 

 

CSVC1

 

 

.676

 

 

 

DTTH1

 

 

 

.927

 

 

DTTH3

 

 

 

.873

 

 

DTTH4

 

 

 

.792

 

 

DTTH2

 

 

 

.790

 

 

CHNN4

 

 

 

 

.841

 

CHNN3

 

 

 

 

.809

 

CHNN2

 

 

 

 

.703

 

CHNN1

 

 

 

 

.652

 

HDTT2

 

 

 

 

 

.794

HDTT1

 

 

 

 

 

.755

HDTT3

 

 

 

 

 

.692

Giá trị riêng

7,948

3,683

2,441

2,009

1,717

1,336

 Phương sai trích %       

15,061

28,995

42,685

56,346

66,074

73,595

Độ tin cậy

0,934

0,895

0,936

0,794

0,702

0,876

Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả EFA, có 26 biến quan sát trong 6 thành phần thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Văn Hiến, rút trích được với 6 thành phần tại hệ số KMO =0,666 nên EFA phù hợp với dữ liệu, thống kê Chi-quare của kiểm định Bartlett đạt giá trị 7156,977 với mức ý nghĩa Sig = 0,000, do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích được là 73,595% thể hiện rằng 6 nhân tố rút ra được giải thích 73,595% biến thiên của dữ liệu, tại hệ số eigenvalue bằng 1,336.

Bảng 2. Các thông số của từng biến trong phương trình hồi quy

Mô hình

Nhân tố

Hệ số chưa chuẩn hoá

Hệ số chuẩn hoá

Giá trị

t

Giá trị Sig.

Đa cộng tuyến

 

 

B

Sai số chuẩn

Beta

Độ chấp nhận

VIF

 

(hằng số)

0,135

0,192

 

0,703

0,483

 

 

HPHL

0,203

0,038

0,235

5,373

0,000

0,763

1,311

CHNN

0,188

0,037

0,217

5,067

0,000

0,796

1,257

CSVC

0,088

0,036

0,107

2,428

0,016

0,752

1,330

DTTH

0,143

0,033

0,210

4,403

0,000

0,637

1,569

HDTT

0,154

0,037

0,177

4,102

0,000

0,785

1,273

CTDT

0,217

0,038

0,258

5,647

0,000

0,699

1,430

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu của tác giả

Từ Bảng 2 cho thấy, có 6 yếu tố ảnh hưởng đến đều có tác động thuận chiều (hệ số β dương) đến quyết định chọn trường của học viên với mức ý nghĩa Sig = 0,000 đến 0,016 ở tất cả các biến đều < 0, 05. Bảng 2 cũng cho thấy dung sai các biến (độ chấp nhận) khá cao từ 0.637 trở lên và hệ số VIF của cả 6 yếu tố nhỏ hơn 2, nghĩa là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các yếu tố độc lập trong mô hình.

Phương trình hồi quy đối với các biến có hệ số chưa chuẩn hóa có dạng như sau: 

F1= 0,135 + 0,088X1 + 0,217X2 + 0,188X3 + 0,143X4 + 0,203X5 + 0,154X6 + ɛ1

Trong đó:        F1: Quyết định chọn (QDC)

                                    X1: Cơ sở vật chất (CSVC)

                                    X2: Chương trình đào tạo (CTDT)

                                    X3: Cơ hội nghề nghiệp (CHNN)

                                    X4: Danh tiếng trường đại học (DTTH)

                                    X5: Học phí hợp lý (HPHL)

                                    X6: Hoạt động truyền thông (HDTT)

5. Một số đề xuất

Từ các kết quả đóng góp của nghiên cứu, tác giả đưa ra hàm ý các chính sách cho Trường trong việc xây dựng và phát triển hoạt động theo những định hướng cụ thể sau:

Đối với Học phí hợp lý:

Để làm tăng sự hài lòng của người học đối với Trường Đại học Văn Hiến, Ban lãnh đạo trường cần quan tâm tạo ra một môi trường và điều kiện, thuận lợi cho học viên đồng thời để kích thích và giúp học viên tập trung hoàn thành việc học có hiệu quả.

Tạo điều kiện cho người học tiếp cận, nắm bắt các thông tin về học phí, chương trình đào tạo trên cổng Protal, phương cách đóng học phí nhanh chóng, thuận lợi cho người học như: đóng học phí qua ngân hàng, cử bộ phận kế toán thu học phí ngoài giờ.

Đối với Cơ hội nghề nghiệp:

Nhà trường cần quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bởi đây là vũ khí chiến lược dài hạn, gắn với việc sinh lợi lâu dài và công cụ quan trọng để đạt đến mục tiêu của Nhà trường. Nhà trường nên xem đào tạo và phát triển là một cách thức động viên tinh thần học tập của học viên, cập nhật hóa chương trình gắn với thực tiễn. Học viên sau khi tốt nghiệp có thể đăng ký giảng dạy cho sinh viên của trường và các trường đại học khác.  

Đối với Danh tiếng trường đại học:

Cải tạo website của trường cho người học có nhu cầu tìm kiếm dễ dàng và thuận tiện.

Trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu của học viên.

Thư viện online, liên kết với các trường đại học có uy tín khác để học viên có nhiều cơ hội giao lưu học hỏi.

Tuyển chọn giảng viên có tiếng, có uy tín giảng dạy.

Đối với Hoạt động truyền thông:

Quảng bá hình ảnh của chương trình đào tạo cao học, lợi ích của ngành học trên các phương tiện truyền thông.

Tổ chức nhiều sự kiện, liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong ngoài Tập đoàn Hùng Hậu.

Giới thiệu thông tin chi tiết quyền lợi và nghĩa vụ của người học được hưởng khi học tại trường.

Đối với Cơ sở vật chất:

Xây dựng cơ sở vật chất khang trang và kiên cố.

Đường truyền Internet ổn định để học viên tham khảo tài liệu hay tìm kiếm thông tin trên mạng.

Trang thiết bị dạy và học hỗ trợ tốt nhu cầu học tập của học viên, vì đây cũng là một trong các nhân tố  tác  động  mạnh  đến  quyết  định chọn trường của học viên.

Xây dựng thư viện hiện đại, có nhiều sách để học viên tham khảo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO;

1. Nguyễn Minh Hà, Huỳnh Gia Xuyên, Huỳnh Thị Kim Tuyết (2011) “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh”. Tạp chí Khoa học, số 5 (23) 2011.

2. Trần Văn Quí và Cao Hào Thi đã nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí Phát triển KH&CN, số 15, 87-102.

3. Ajzen, I. (1991). The Theory of Planned Behavior. Organizational Behavior and Human Decision Process, 50, 179.

4. Chapman D.W. (1981). A model of student college choice. The Journal of Higher Education, 52(5), 490-505.

5. Joseph Sia Kee Ming. (2010). Institutional Factors Influencing Students’ College Choice Decision in Malaysia: A Conceptual Framework, International Journal of Business and Social Science, 1(3).

Factors affecting the decision of students on taking part in the Master in Business Administration program provided by Van Hien University

 Master. Tran Huy Cuong

Van Hien University

ABSTRACT:

This study examines the factors affecting the decision of students on taking part in the Master in Business Administration program provided by Van Hien University. 263 students who are studying in Van Hien University were surveyed. The study’s proposed research model and the scale were formed based on the research results of domestic and foreign authors and the recommendations of experts. This study’s results indicate that the factors influencing the students’ decision on studying the Master in Business Administration program provided by Van Hien University include: the program’s courses, the reasonable tuition fee, the career opportunities, the university’s reputation, the communication activities and the university’s facilities. Based on the study’s results, some recommendations for Van Hien University’s Master in Business Administration program are proposed to improve the program’s efficiency, create the unviersity’s competitive advantages and attract more students.

Keywords: Impact, Van Hien University, business administration student, decision.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 29+30, tháng 12 năm 2020]