Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Trường Đại học Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

TS. PHAN QUAN VIỆT (Phó trưởng Khoa Kinh doanh Thương mại - Trường Đại học Văn Lang) và TRÁC ANH HÀO - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo doanh nhân - Khu vực Miền Đông Nam Bộ (VCCI Việt Nam).

TÓM TẮT:

Ngày nay, với sự hội nhập quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa của tất cả các quốc gia,  Việt Nam đang dần chuyển mình theo nền kinh tế thị trường, môi trường làm việc có nhiều thay đổi so với trước đây, nhiều người muốn làm việc độc lập và coi đó là hướng đi thành công của mình. Hiện trạng về giải quyết việc làm cho sinh viên ra trường đang là một vấn đề cấp thiết hiện nay của Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Bình Thuận nói riêng. Thực tế, số lượng trường cao đẳng và đại học trên địa bàn tỉnh tăng lên, tính đến nay, toàn tỉnh có 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng. Bởi vậy, khởi nghiệp là hướng đi được nhiều bạn sinh viên lựa chọn, tuy nhiên có nhiều bạn trẻ chưa biết phải bắt đầu từ đâu và như thế nào. Vì những lí do trên, tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài: "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Trường Đại học Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận".

Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng, ý định khởi nghiệp của sinh viên, Trường Đại học Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

1. Giới thiệu tổng quan

Khởi nghiệp là một bước tất yếu của một người khi bắt đầu bước vào kinh doanh. Với bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ vừa là cơ hội và cũng là thách thức cho thanh niên hiện nay khởi nghiệp. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng và một số trường đại học cũng đã xuất hiện chương trình về khởi nghiệp nhưng ảnh hưởng của nó đến với sinh viên cũng như xã hội chưa cao vì chỉ giải quyết được phần ngọn là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tương lai thể hiện ý tưởng kinh doanh mà chưa xem xét đến động cơ hình thành ý định khởi nghiệp. Sinh viên ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Sinh viên có ý định khởi nghiệp mạnh mẽ thì thường có xu hướng tự mình kinh doanh lập công ty riêng trong tương lai gần. Vậy điều gì làm nên những ý định khởi nghiệp đầy mạnh mẽ, táo bạo, đầy nhiệt huyết, đam mê trong mỗi sinh viên? Đó thực sự là một vấn đề không đơn giản đối với nền giáo dục Việt Nam hiện tại.

Theo số liệu thống kê từ công tác học sinh - sinh viên Trường Đại học Phan Thiết năm 2018, tỷ lệ người được hỏi có mong muốn lựa chọn nghề nghiệp là kinh doanh ngày càng có xu hướng tăng lên, từ 64,3% năm 2016 lên 67,2% năm 2017 và 73,3% năm 2018. Đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Phan Thiết trong thời gian này. Ngoài ra, hơn 75% sinh viên được hỏi đồng ý với nhận định rằng những doanh nhân thành đạt thường có vị trí cao trong xã hội, được mọi người tôn trọng và họ là mục đích phấn đấu của hầu hết các sinh viên.

2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

  • Khung lý thuyết nghiên cứu

Lý thuyết khởi sự kinh doanh của Shapero và Sokol (1982): Lý thuyết này xem xét việc lập doanh nghiệp mới như là một sự kiện kinh doanh được giải thích bằng sự tương tác giữa các yếu tố thuộc hoàn cảnh, bao gồm: sáng kiến, tập trung nguồn lực, sự quản lý, quyền tự chủ một cách tương đối và rủi ro. Quyết định xem xét, lựa chọn việc kinh doanh phụ thuộc vào một số thay đổi bên ngoài (Peterman và Kennedy, 2003). Theo nghiên cứu của hai tác giả, sự lựa chọn cá nhân để bắt đầu một công việc kinh doanh phụ thuộc vào 3 yếu tố: (i) thay đổi trong đời sống, (ii) cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh, và (iii) cảm nhận tính khả thi khởi sự kinh doanh.

  • Mô hình nghiên cứu đề xuất

Ý định khởi nghiệp là một thái độ làm việc đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn đổi mới và chấp nhận rủi ro để tạo ra giá trị mới trong doanh nghiệp hiện tại (Bird, 1988). Như vây, ý định khởi nghiệp không phải là quyết định tại một thời điểm nhất định mà là kết quả của một quá trình, một cá nhân phải có tiềm năng ý định khởi nghiệp trước khi đi đến quyết định khởi nghiệp. Do đó, trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, ý định khởi nghiệp trong nghiên cứu này hiểu theo nghĩa là một cá nhân (tự mình hoặc cùng người khác), có khả năng sắp xếp các nguồn lực để nắm bắt được cơ hội kinh doanh mới, trên tinh thần đổi mới, sáng tạo để tạo một công việc kinh doanh riêng nhằm tạo việc làm, thu nhập và các giá trị cho riêng mình, đồng thời tạo ra giá trị có lợi cho nhóm khởi nghiệp, người lao động, cộng đồng. Khởi nghiệp là một quá trình bắt đầu từ việc nhận biết cơ hội, từ đó phát triển các ý tưởng, nhằm tạo dựng một doanh nghiệp mới (Shapero, 1982). Tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt được các cơ hội để ý định khởi nghiệp. Một cá nhân có tiềm năng ý định khởi nghiệp phải có mong muốn và nhận thấy tính khả thi của việc ý định khởi nghiệp (Shapero, 1982), hoặc có thái độ tích cực và được sự ủng hộ của những người xung quanh, cũng như có khả năng kiểm soát hoạt động ý định khởi nghiệp (Ajzen, 1991), hoặc có mong muốn và sự tự tin về khả năng của bản thân để ý định khởi nghiệp (Krueger & Brazeal, 1994). Mô hình nghiên cứu đề xuất cho thấy rằng, ý định khởi nghiệp của cá nhân bị ảnh hưởng bởi tính thái độ cá nhân, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức (Hình 1). Từ các lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu khác được đề cập trong phần tổng quan lý thuyết, đồng thời dựa vào mô hình nghiên cứu của Do Paço và cộng sự (2011), tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu sau:

Giả thuyết H1: Thái độ cá nhân ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp.

Giả thuyết H2: Kiểm soát hành vi nhận thức ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp.

Giả thuyết H3: Chuẩn chủ quan ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp.

Giả thuyết H4: Chuẩn chủ quan ảnh hưởng tích cực đến thái độ cá nhân.

Giả thuyết H5: Chuẩn chủ quan ảnh hưởng tích cực đến hành vi kiểm soát nhận thức.

Giả thuyết H6: Thái độ cá nhân ảnh hưởng tích cực đến hành vi kiểm soát nhận thức.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

mo-hinh-nghien-cuu

  • Thang đo các khái niệm nghiên cứu

Bảng 1. Thang đo nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh

thang-do-nghien-cuu-sau-khi-hieu-chinh

  • Phương pháp phân tích và kích thước mẫu
  • Phướng pháp phân tích

Nghiên cứu chính thức được thực hiện theo phương pháp định lượng, thu thập thông tin bằng hình thức gửi thư điện tử và phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi đối với sinh viên đang học tại Trường Đại học Phan Thiết. Dữ liệu trong nghiên cứu này được dùng để kiểm định các giả thuyết trong mô hình.

  • Kích thước mẫu phân tích

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Trong EFA, kích thước mẫu được xác định dựa vào kích thước mẫu tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Theo Hair và cộng sự (2006), để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu là 50 và tốt hơn là 100, đồng thời tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát. Với 20 biến quan sát của các thang đo trong nghiên cứu này để tiến hành EFA, kích thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 100 quan sát. Do hạn chế về thời gian cũng như điều kiện thực hiện nghiên cứu, đề tài sử dụng cỡ mẫu là n = 350. (Bảng 2)

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

  • Kiểm định Cronbach’s Alpha

Bảng 2. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các nhân tố

ket-qua-kiem-dinh-cronbachs-alpha-cua-cac-nhan-to-1 Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, 2019.

  • Phân tích nhân ố EFA

Thang đo gồm 17 biến quan sát, theo kiểm định Cronbach’s Alpha, các biến đều được sử dụng vào mô hình nghiên cứu để sử dụng để kiểm định EFA. Phép trích nhân tố được sử dụng là Principal Axis Factoring với phép quay không vuông góc Promax. Kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích factor cho thấy sig = .000 và hệ số KMO rất cao (0,871 > 0,5) nên phân tích EFA thích hợp sử dụng trong nghiên cứu này. (Bảng 3)

Bảng 3. Kết quả phân tích EFA cho tất cả các nhân tố

ket-qua-phan-tich-efa-cho-tat-ca-cac-nhan-to

Từ kết quả phân tích xoay ma trận cho nhân tố ta thấy tổng phương sai trích là 61,875% > 50%, giá trị Eigenvalues là 1,237 > 1 và hệ số tải nhân tố factor loading đều đạt yêu cầu > 0.5 nên mức ý nghĩa của thang đo được đảm bảo. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy có 4 nhân tố được rút trích. (Bảng 4)

Bảng 4. Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình lý thuyết

he-so-hoi-quy-chuan-hoa-cua-mo-hinh-ly-thuyet-1Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019.

          Các mối quan hệ đều có độ tin cậy 95% với p=0,000, điều này chứng tỏ các thang đo lường của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đạt giá trị liên hệ lý thuyết. Các hệ số ước lượng đều đạt giá trị dương cho thấy các khái niệm về Thái độ cá nhân, Kiểm soát hành vi nhận thức và Chuẩn mực chủ quan đều có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Phan Thiết. Kết quả ước lượng mô hình lý thuyết trong phân tích SEM cho thấy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều được chấp nhận với độ tin cậy 95%.

Bảng 5. Kiểm định các giả thuyết

kiem-dinh-cac-gia-thuyet

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2019.

4. Kết luận

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự tác động của các yếu tố: Thái độ cá nhân, Kiểm soát hành vi nhận thức và Chủ mực chủ quan lên ý định hành động khởi nghiệp ở bối cảnh Việt Nam là một quốc gia đang phát triển.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thái độ cá nhân ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp. Sinh viên đánh giá cao về vai trò của khởi nghiệp, thể hiện thực tế ở Việt Nam là xã hội đang có cái nhìn rất tích cực về khởi nghiệp. Kết quả này được lý giải trong một quốc gia có phong trào khởi nghiệp còn khá mới như Việt Nam, nhiều bạn trẻ đã nhanh chóng thoát nghèo và vươn lên trở thành một bộ phận giàu có đẳng cấp cao của xã hội và được xã hội coi trọng (Baughn & cộng sự, 2004). Khởi nghiệp là một quá trình nhận thức, trước khi tiến hành xúc tiến các hoạt động khởi nghiệp thì các cá nhân phải là những người nhận thức về mong muốn và có khả năng khởi nghiệp. Đồng thời, các cá nhân phải có tư duy và gắn kết với khởi nghiệp. Chính những điều này sẽ dẫn tới ý định khởi nghiệp và tiến hành xúc tiến các hoạt động khởi nghiệp trong tương lai. Hay nói cách khác, trước khi đi tới quyết định khởi nghiệp, một nhà khởi nghiệp tiềm năng đã phải nghĩ tới, ham thích và có ý định khởi nghiệp, từ đó họ mới xúc tiến các hoạt động.

Trên cơ sở lý thuyết về ý định khởi nghiệp, kế thừa các những nghiên cứu của các tác giả trước, nghiên cứu đã xây dựng mô hình các thành phần trên nhằm đánh giá đánh hưởng của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 390 phiếu, đáp viên là sinh viên năm cuối hệ đại học của Trường Đại học Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Tổng số bảng câu hỏi thu về là 365, kết quả thu được 350 bảng khảo sát đạt yêu cầu. Kết quả phân tích bằng Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu sau khi loại 3 biến quan sát KSHV5, YDKN5 và YDKN6. Kết quả phân tích EFA cho thấy, 17 biến quan sát thuộc 4 yếu tố vẫn được giữ nguyên. Tác giả sau đó đã tiến hành phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả cho thấy dữ liệu thu thập được là phù hợp với mô hình nghiên cứu và tất cả các giả thuyết trong mô hình được chấp nhận với dữ liệu hiện có.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố: Thái độ cá nhân, Chuẩn mực chủ quan và Kiểm soát hành vi nhận thức đều tác động tích cực đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận ở mức ý nghĩa 5%. Những phát hiện của nghiên cứu này giúp các trường đại học, các cơ quan, ban ngành xây dựng chính sách phù hợp, các chương trình hỗ trợ hiệu quả nhằm thúc đẩy sinh viên khởi sự kinh doanh. Kết quả nghiên cứu giúp các hội doanh nghiệp, các tổ chức có liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nâng cao hiệu quả thiết kế và cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bùi Huỳnh Tuấn Duy, Lê Thị Lin, Đào Thị Xuân Duyên và Nguyễn Thu Hiền (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tính cách cá nhân lên tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên, Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
  2. Bùi Thị Thanh Chi (2013), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA tại TP. Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.
  3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
  4. Nguyễn Doãn Chí Luân (2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học khối ngành Kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.
  5. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2010), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nam giới ở TP. Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.
  6. Nguyễn Thu Thủy (2015), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.
  7. Ajzen I (1987), “Attitudes, traits and actions: dispositional prediction of behavior in personality and social psychology”, Advances in Experimental Social Psychology, 20, 1-63.
  8. Ajzen I (1991), “The theory of planned behavior”, Organizational Behavior and Human Decision Processes 50(2), 179-211.
  9. Paço, A. M. F., Ferreira, J. M., Raposo, M., Rodrigues, R. G., & Dinis, A. (2011). Behaviours and entrepreneurial intention: Empirical findings about secondary students. Journal of International Entrepreneurship, 9(1), 20-38.
  10. Fishbein M and Ajzen I (1975), “Belief, Attitude, Intention and Behavior: An Introduction to Theory and Reseach”, New York, NY: Addison-Wesley.

 

FACTORS AFFECTING THE STUDENT'S INTENTION TO START-UP

AT PHAN THIET UNIVERSITY, BINH THUAN PROVINCE

PhD. PHAN QUAN VIET

Deputy Head of Faculty of Commerce – Van Lang University

TRAC ANH HAO

Deputy Director of Center for Entrepreneurship Training in the Mekong Delta Region

ABSTRACT:

Today, with the international integration, globalization trend of all countries, Vietnam is gradually transforming itself into a market economy, working environment with many changes compared to the past, many people want to work independently and consider it the direction of his success. The current situation of creating jobs for graduates is an urgent issue in Vietnam in general and Binh Thuan province in particular. In fact, the number of colleges and universities in the province has increased. Up to now, the whole province has 1 university and 2 colleges. So starting a business is the direction many students choose, but many young people do not know where to start and how. For these reasons, the author decided to research the topic: "Factors affecting the start-up intention of students at Phan Thiet University, Binh Thuan Province".

Keywords: Influence factors, students' entrepreneurial intention, Phan Thiet University, Binh Thuan.