Điều gì khiến Uber ngừng thống trị thế giới?

Đã từng được định giá ngang tầm Google, Facebook, Uber được dự đoán chẳng mấy chốc sẽ thống trị ngành vận tải thế giới.
Uber không mạnh như ta nghĩ
Khi mới khởi nghiệp vào năm 2009, thị trường vận tải lúc đó hoàn toàn khác. Lúc này Uber không hề có đối thủ nào đưa ra nền tảng tương tự. Họ thực sự chỉ phải đối chọi với taxi truyền thống. Nói một cách khác, Uber gần như bất khả chiến bại ở thị trường châu Mỹ. Lúc này Uber được định giá ngang tầm Google, Facebook và được dự đoán chẳng mấy chốc Uber sẽ thống trị ngành vận tải thế giới. Nhưng từ năm 2012, nhiều công ty đã tung ra những ứng dụng công nghệ mới đối chọi với Uber như Lyft (Âu Mỹ), OLA (Ấn Độ), DiDi (Trung Quốc), Grab (Đông Nam Á), Taxify (châu Âu).
Ông trùm lớn nhất đứng đằng sau những công ty này không ai khác chính là SoftBank - Tập đoàn được biết đến với sự đầu tư thành công vào Alibaba, một Amazon của Trung Quốc. SoftBank sở hữu 30% cổ phần của Alibaba, khiến SoftBank là cổ đông lớn nhất của công ty này chứ không phải Jack-Ma như mọi người hằng tưởng. Năm 2014, SoftBank đầu tư vào OLA và GRAB lên tới gần 5 tỷ đô la, nâng tổng giá trị của hai công ty lần lượt là 7 tỷ đô la và 6 tỷ đô la. Với một nguồn ngân sách tận 93 tỷ đô la cho các dự án khởi nghiệp, đó chính là lý do mà Grab luôn có khuyến mại hằng tuần. Khi thị trường Trung Quốc nở rộ phong trào chia sẻ phương tiện đi lại, Công ty Didi được thành lập và SoftBank đã mua lại 20% cổ phần. Vô hình chung SoftBank đã có một bước đi chiến lược phong tỏa toàn bộ khu vực châu Á và châu Mỹ, đánh thẳng chiến lược bành chướng của Uber.
Mở rộng khi còn quá yếu
Tại sân nhà lúc này, Uber phải đối chọi với Lyft và taxi truyền thống nhưng Uber vẫn quyết định đi mở rộng thị trường quốc tế. Điều này khiến cho tài lực của Uber mỏng đi trông thấy, chưa kể đến những lùm xùm trong nội bộ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương hiệu của công ty. So sánh các thương hiệu như Google, Facebook, Amazon, Ebay,… thì 2017 được coi là một năm khởi sắc và thu về lợi nhuận cao. Cùng thời điểm Uber thu về được 7,4 tỷ đô la nhưng lợi nhuận lại giảm 4,5 tỷ đô la. Việc chi tiêu quá nhiều cho quảng cáo cũng như mở rộng thị trường đã khiến cho Uber khánh kiệt.
SoftBank sẽ dừng ở châu Á?
SoftBank tung ra đòn quyết định bằng việc đầu tư vào 9 tỷ đô la và Uber, chiếm 15% cổ phần và đồng thời là cổ đông lớn nhất của công ty này. Để bảo toàn cho khoản đầu tư của mình ở châu Á, SoftBank đã ra lệnh cho Uber rút quân về nước, chấm dứt đế chế 5 năm của mình.
Việc được mua lại bởi một ông lớn là ước mơ của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, thế nhưng tình thế lúc này tạo ra sự độc quyền mảng chia sẻ phương tiện đi lại. SoftBank có thể đội giá cước phí của dịch vụ lên để bù lỗ cho cuộc chiến chống Uber vừa rồi. Chả mấy chốc Grab sẽ tinh giảm đội ngũ nhân viên và giảm tần xuất tặng mã giảm giá. Rất có thể rằng với các công ty công nghệ sẵn có trong hồ sơ của mình, SoftBank sẽ tiến tới chinh phục thị trường tiền ảo.
Thái Duy