Hội đồng đã đề xuất tăng thêm bội chi ngân sách, nợ công khoảng 3-4 % GDP
Hội đồng đề xuất tăng thêm bội chi ngân sách, nợ công khoảng 3-4 % GDP

 

Cụ thể, về kịch bản tăng trưởng, lạm phát, với bối cảnh hiện nay, Hội đồng thống nhất kịch bản tăng trưởng từ 3-4%.

Hội đồng đề xuất Chính phủ một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng.

Một là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Chỉ thị 11, Nghị quyết 42, Nghị quyết 84 của Chính phủ để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm đời sống của người dân.

Thứ hai, nghiên cứu dài hơi hơn từ nay đến năm 2021 để xây dựng kế hoạch tổng thể hỗ trợ kích thích kinh tế, xác định những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và các ngành, lĩnh vực ngắn hạn, trung hạn, trong đó có vấn đề tăng bội chi, huy động thêm nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.

kiên quyết bảo vệ hệ thống doanh nghiệp
Kiên quyết bảo vệ hệ thống doanh nghiệp

 

Thực hiện chính sách tài khóa tiền tệ theo phương châm chủ động, tích cực hỗ trợ tăng trưởng là rất quan trọng.

Mục tiêu cụ thể là năm 2020 và đầu 2021, tăng trưởng tín dụng trên 10%, chủ trương tăng thêm bội chi ngân sách, nợ công khoảng 3-4 % GDP để có thêm nguồn lực, chuẩn bị sẵn sàng để có thể hỗ trợ doanh nghiệp, kiên quyết bảo vệ hệ thống doanh nghiệp, không để đứt gãy, mất năng lực sản xuất trong những ngành, lĩnh vực trọng yếu.

Tiếp tục xem xét giảm lãi suất. Ngành ngân hàng tiếp tục chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân.

Tiếp tục tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm các khoản chi hội nghị, hội thảo, dành nguồn lực cho những nhiệm vụ cấp bách, chống dịch, hỗ trợ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp.

Các bộ, các ngành, các địa phương quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công. Tập trung kích cầu nội địa, phát triển mạnh mẽ thị trường 100 triệu dân, đặc biệt không để mất thị trường quốc tế bằng các giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn, nhất là nghiên cứu những thị trường mới, đẩy mạnh thanh toán điện tử, kinh tế số…

Tại cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ, hoàn thiện thể chế, chính sách và cải cách hành chính để tạo môi trường kinh doanh có khả năng cạnh tranh tốt hơn trong khu vực và quốc tế nhằm mục tiêu thu hút mạnh mẽ đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài;

Đặc biệt là không để đi sau thu hút nguồn dịch chuyển đầu tư khu vực quốc tế, đang có sự dịch chuyển lớn trên toàn cầu”.

Thủ tướng nhấn mạnh đến đẩy mạnh thanh toán điện tử, kinh tế số
Thủ tướng nhấn mạnh đến đẩy mạnh thanh toán điện tử, phát triển kinh tế số

 

Hội đồng và các thành viên hỗ trợ Chính phủ trong công tác xây dựng, phản biện chính sách.

Theo Thủ tướng, các ngành có liên quan phải lắng nghe, phải thường xuyên đối thoại, giải quyết các kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt xử lý kịp thời những vấn đề mới phát sinh.

Thủ tướng kết luận: “Các đồng chí đều đề nghị hoàn cảnh đặc biệt hiện nay đòi hỏi phải có những chính sách đặc biệt, nhất là đối với những lĩnh vực mới, xu hướng sản xuất kinh doanh mới, xu hướng tiêu dùng mới để có chính sách đặc thù phù hợp, không thể bàn trên bàn giấy mà phải sát thực tiễn, phản ánh được hơi thở, yêu cầu của nền kinh tế và của người dân và doanh nghiệp”.