Hội thảo: Định hướng phát triển bền vững cây ca cao Việt Nam

Ngày 08/11/2011, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (thuộc Viện phát triển nông nghiệp - nông thôn) đã tổ chức hội thảo đánh giá các mô hình liên kết nông
Tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Luân – đại diện cho người trồng ca cao tại xã Lâm San (huyện Cẩm Mỹ - Đồng Nai), đã chia sẽ về tình hình phát triển ca cao ở khu vực tỉnh Đồng Nai nói chung và khu vực xã Lâm San nói riêng trong thời gian qua. Ông cho biết, những năm gần đây, cây ca cao có lợi thế phát triển cùng với các cây công nghiệp khác, diện tích trồng đã phát triển gần 60 ha (so với năm 2004 chỉ có khoảng 1ha). Cũng theo ông Luân, thuận lợi của nông dân trồng cây ca cao ở đây là không lo về vấn đề đầu ra, giá cả luôn ổn định so với các loại cây công nghiệp khác, lại thích hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, đòi hỏi những người trồng ca cao phải luôn quan tâm như: Chất lượng và số lượng phải đạt chuẩn theo các tiêu chí khắt khe và yêu cầu phải luôn đảm bảo số lượng khi thu hoạch đối với các điểm thu mua. Trong niên vụ tới, xã sẽ thực hiện liên kết chặt chẽ hơn giữa nông dân – doanh nghiệp – nhà nước để phát triển vùng nguyên liệu này, đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng cao của thị trường. 

Tại hội thảo, đại diện Công ty Ritter Sport (công ty thu mua, chế biến ca cao hàng đầu tại Việt Nam) cũng trao đổi những kinh nghiệm và kiến thức trong việc trồng, sơ chế và xuất khẩu ca cao ở một số nước trên thế giới; đồng thời, nêu ra những thuận lợi, khó khăn cho việc phát triển cây ca cao ở Việt Nam. Theo đó, khâu quan trọng hàng đầu để có thể bán mặt hàng này với giá cao là nâng cao kỹ thuật lên men và sấy (sơ chế sau thu hoạch). Đây là một trong những công đoạn mà người nông dân cần liên kết với các tổ chức doanh nghiệp có liên quan, để cây ca cao Việt Nam được phát triển bền vững trong thời gian tới.