Dòng sản phẩm mới là kết quả của 2 năm nghiên cứu, được thúc đẩy bởi các yêu cầu của người tiêu dùng, JBS cho biết.

Kind Leather sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp, thay đổi cách sản xuất da trên toàn cầu và xây dựng một kết nối gần gũi hơn với người tiêu dùng, Roberto Motta, giám đốc điều hành thuộc JBS Couros cho biết.
Dòng sản phẩm da mới được sản xuất bằng quy trình mới và sẽ mang lại lợi ích về môi trường, xã hội và kinh tế, dựa vào sự "thông minh" sử dụng nguyên liệu và tài nguyên.

Giám đốc tiếp thị và phát triển bền vững, Fernando Bellese cho biết: “Da thuộc là sản phẩm tự nhiên và có độ bền cao. Song điều làm cho Kind Leather thực sự bền vững là cách xử lý, chỉ sử dụng những phần phù hợp nhất. Chúng tôi có thể tạo ra một sản phẩm chất lượng cao hơn, tránh lãng phí và sử dụng ít sản phẩm hơn để xử lý da. Các thành phần trước đây được loại bỏ có thể được sử dụng sản xuất collagen cho ngành công nghiệp thực phẩm và làm đẹp.

Sự thay đổi trong quy trình sản xuất này cũng giúp tăng năng suất từ máy cắt da và nhà máy hoàn thiện. JBS thực hiện các bài kiểm tra năng suất trong việc hợp tác với các công ty tham gia vào quá trình cắt da, tập trung vào thị trường ô tô, với kết quả cho thấy rằng, hệ thống mới có thể cải thiện năng suất tới 10% so với các mô hình công nghiệp truyền thống.

Các thử nghiệm cũng cho thấy giảm 65% lượng khí thải CO2, bằng cách giảm số lượng xe tải cần thiết để vận chuyển sản phẩm, giảm hơn 50% sử dụng nước và giảm 20% sử dụng năng lượng trong quá trình thuộc da. Ngoài ra còn giảm 28% hóa chất được sử dụng để hoàn thiện da và giảm tới 45% chất thải cắt tỉa trong giai đoạn cắt.

Kind Leather cũng cung cấp thêm tính bền vững thông qua chương trình truy xuất nguồn gốc. JBS Couros đã có hiệu lực, bao gồm toàn bộ chuỗi cung ứng da, từ trang trại đến sản phẩm cuối cùng. Quy trình này sử dụng công nghệ giám sát để xem xét và xác minh hoạt động của hơn 80.000 nhà cung cấp gia súc tại Brazil, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội và môi trường được quy định trong chính sách mua sắm của công ty.

Hệ thống này giám sát một loạt các vấn đề từ phá rừng tự nhiên, xâm chiếm đất bản địa và các khu vực bảo tồn môi trường, hoặc các khu vực bị cấm bởi Viện Tài nguyên và Môi trường Brazil (IBAMA). Hệ thống này cũng tìm cách đảm bảo các nhà cung cấp không sử dụng lao động trẻ em hoặc nô lệ.