Kế hoạch khôi phục khu vực Fukushima

Cơ quan tái thiết Nhật Bản đã công bố kế hoạch cho phép người dân khôi phục lại cuộc sống ở một số khu vực xung quanh nhà máy Fukushima Daiichi. Bên cạnh việc xử lý ô nhiễm và khôi phục cơ sở hạ tầng,


Kế hoạch ‘Grand Plan’ được Bộ trưởng tái thiết Tatsuo Hirano đưa ra hướng đến các khu vực của 12 đô thị được chỉ định là khu vực sơ tán sau tai nạn hồi tháng 3 năm 2011. Tuy nhiên, những khu vực này mới đây đã được phân loại lại thành ba nhóm: nhóm khu vực lệnh sơ tán được dỡ bỏ ngay lập lức; nhóm khu vực lệnh sơ tán chuẩn bị được dỡ bỏ; và nhóm khu vực tiếp tục duy trì lệnh sơ tán.
Trong khoảng thời gian 2 năm sau khi thực hiện công việc xử lý ô nhiễm, khôi phục lại các dịch vụ điện, nước và xử lý nước thải, người dân ở một số khu vực có thể quay trở lại. Cơ quan tái thiết lưu ý rằng trong khi cơ sở hạ tầng ở một số khu vực đã bị động đất và sóng thần phá hủy thì cơ sở hạ tầng ở những khu vực khác vẫn trong tình trạng bỏ hoang hơn một năm nay, và hiện tại có thể không còn hoạt động tốt.
Theo kế hoạch tái thiết, người dân địa phương sẽ được yêu cầu trợ giúp trong nỗ lực xử lý ô nhiễm và chấm dứt hoạt động lò phản ứng bị hư hại của nhà máy Fukushima Daiichi. Đất bị ô nhiễm nặng sẽ được loại bỏ để người dân khôi phục lại cuộc sống trong các khu vực.
Trong 5 năm tới, Chính phủ hướng đến mục tiêu khôi phục lại cơ sở hạ tầng giao thông khu vực, đồng thời thúc đẩy phát triển công nghiệp địa phương và các hoạt động canh tác. 

Về lâu dài, kế hoạch hướng đến mục tiêu vực dậy mức công ăn việc làm bằng cách thu hút những người trẻ tuổi đến khu vực này thông qua sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp mới. Ngoài ra, các hoạt động giáo dục và nghiên cứu cũng sẽ được khôi phục. Cơ quan tái thiết cho biết mục đích hướng đến là biến khu vực này trở thành ‘nơi thu hút người dân,’ để họ ‘có niềm tin vào sức khỏe và trân trọng các mối quan hệ xã hội.’ 

Bộ trưởng Hirano cho biết ông hy vọng chính quyền các khu vực sẽ vạch ra những kế hoạch cụ thể để tái định cư người dân theo kế hoạch này. 

Trong số 150.000 người dân sơ tán khỏi khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, có khoảng 72.800 người sinh sống tại các thị trấn và ngôi làng của quận Futaba. Do nằm gần nhà máy điện hạt nhân, quận Futaba bị phụ thuộc nặng nề về kinh tế, với nhiều ngành công nghiệp của quận gắn với lĩnh vực năng lượng. 

Vào giữa tháng 8 năm 2012, hàng ngàn người dân của thị trấn Naraha quận Futaba được thông báo rằng họ có thể quay trở về nhà và các cơ sở kinh doanh vào ban ngày, sau khi lệnh sơ tán được dỡ bỏ. Thị trấn Naraha nằm cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi 13 km về phía nam và cũng có một phần nằm trong diện khẩn cấp hồi năm ngoái. Cuối tháng 4 năm 2011, tổng cộng 7200 người dân của thị trấn đã được sơ tán mặc dù khu vực này không chịu bất kỳ sự ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng nào. 

Tuy nhiên, các nhà chức trách Nhật Bản cũng đã xem xét mức độ an toàn của khu vực này và xác định không cần sử dụng các thiết bị giám sát hay quần áo bảo hộ cho những chuyến viếng thăm vào ban ngày. 

Đây là lần thứ 4 Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) công bố đánh giá khu vực sơ tán và các công trình xây dựng nhằm lấy lại cuộc sống thường ngày.