Liên kết đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho ngành Công Thương

Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương là tổ chức sự nghiệp giáo dục, khoa học công nghệ hoạt động trên cả nước trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và công nghệ về
Trò chuyện với Nhà giáo Ưu tú Đoàn Hồng Sinh - hiện là Giám đốc Trung tâm Liên kết đào tạo, Trường Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương, chúng tôi được biết: Để tăng cường và mở rộng mối quan hệ với các trường bạn nhằm thực hiện tốt công tác liên kết đào tạo, với vai trò là chủ trì, đầu mối, Trung tâm đã chủ động phối hợp với các trường tổ chức công tác tuyển sinh, hoạt động dạy và học, quản lý các lớp liên kết đào tạo tại chức, đào tạo từ xa…

Để phát huy hiệu quả đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành Công Thương, Trung tâm đã đề xuất mở rộng liên kết với Viện Đại học mở Hà Nội đào tạo từ xa các chuyên ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh, phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngành Công Thương, góp phần làm tăng quy mô đào tạo liên kết, từ đó tạo việc làm để sử dụng hiệu quả biên chế, lao động hiện có và tăng nguồn thu cho Nhà trường.

Cụ thể, Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của đơn vị như: Quản lý, chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, công tác của Trung tâm; đồng thời, trực tiếp thực hiện một số nội dung công việc quan trọng trong hệ giao dịch với các đơn vị liên kết.

Bên cạnh đó, Trung tâm còn đề nghị Nhà trường đổi mới cải tiến phân công cán bộ, giáo viên phụ trách quản lý các lớp theo từng cơ sở đào tạo đại học, liên kết đào tạo với Nhà trường, giảm thiểu sự chồng chéo và làm tăng chất lượng, hiệu quả công tác quản lý đào tạo, quản lý sinh viên. Mỗi cán bộ, viên chức của Trung tâm được giao chuyên trách theo dõi, quản lý (chuyên quản) một số khối ngành, khóa đào tạo theo từng hợp đồng với đơn vị liên kết; đồng thời, chủ trì phối hợp thực hiện một số công việc trong quy trình quản lý liên kết đào tạo xuyên suốt các khối ngành, khóa đào tạo, đơn vị liên kết.

Trên cơ sở đó, Trung tâm còn xây dựng và thực hiện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng vị trí công tác cho cán bộ, giáo viên, lề lối làm việc và mối quan hệ phối kết hợp của Trung tâm. Quy định này được kịp thời điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với nhân sự của Trung tâm và quy định chung của Trường.

Ngoài ra, Trung tâm còn tiến hành hệ thống hóa và thường xuyên cập nhật hồ sơ nguyên tắc của đơn vị, bao gồm: hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến hoạt động của Trung tâm; tập hợp các hồ sơ, hợp đồng liên kết đào tạo theo từng đơn vị liên kết... Cải tiến quản lý kho giáo trình, sách giáo khoa trên cơ sở sắp xếp lại cho ngăn nắp, hợp lý, thuận tiện; đồng thời, nghiên cứu xây dựng và thực hiện ghi chép hệ thống thẻ (sổ) kho giáo trình, sách giáo khoa theo chỉ tiêu số lượng nhập, xuất, tồn kho đối với từng đầu sách…

Sau 7 năm hoạt động và phát triển theo mô hình mới này (từ 2004 đến nay), Trung tâm Liên kết đào tạo, Trường Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương đã đạt được những kết quả nhất định. Đơn vị đã được tặng nhiều Bằng khen của Bộ Công Thương trong nhiều năm. Từ năm 2004 – 2011, Trung tâm đã mở được 47 lớp đào tạo đại học hệ vừa học, vừa làm các chuyên ngành như; Quản trị thương mại, Kinh tế quốc tế, Kế toán, Luật kinh tế, Điện tử Viễn thông với tổng số 15.344 học viên. Trong đó, quy mô liên kết đào tạo liên tục được mở rộng hàng năm cả về số lượng, ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo cũng được nâng lên. Cụ thể khóa học 2004 - 2009, Trung tâm liên kết với các trường chỉ mở được 2 lớp đại học hệ vừa làm vừa học chuyên ngành quản trị thương mại, kinh tế quốc tế và kế toán với 157 học viên. Đến khóa học 2005 - 2010, Trung tâm mở được 10 lớp, mở rộng thêm được ngành Điện tử Viễn thông hệ cao đẳng với 857 học viên vàà đến năm học 2011, mở thêm được 6 lớp đại học hệ vừa học, vừa làm, trong đó thêm được ngành đào tạo Luật kinh tế, Kinh tế đối ngoại… với tổng số 3.257 học viên.