Liên kết đào tạo nguồn nhân lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) đến 10, 20 năm nữa chắc chắn sẽ có thay đổi lớn như dân số phát triển, hạ tầng kinh tế kỹ thuật mở rộng, hình thành và phát triển các cụm kinh tế k

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THIẾU SỰ LIÊN KẾT VÙNG

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ĐHQG-HCM xây dựng chương trình hợp tác hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực (NNL) địa phương gồm: (1) chương trình hỗ trợ đào tạo đại học; (2) phổ thông năng khiếu; (3) mở một số chương trình đào tạo khác hướng đến bồi dưỡng phát triển NNL trình độ cao phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, như: Chương trình đào tạo 1.000 chỉ tiêu sau đại học ở nước ngoài cho các tỉnh miền Đông và miền Trung; Chương trình nâng cao năng lực cán bộ quản lý, chuyên viên công nghệ thông tin gắn kết chặt với nhu cầu của doanh nghiệp; Chương trình kết nối doanh nghiệp, xúc tiến thương mại…

Nhiều năm qua, các nhà khoa học thuộc ĐHQG-HCM đã thực hiện rất nhiều đề tài nghiên cứu và dự án chuyển giao công nghệ tập trung cho vùng ĐBSCL. Theo thống kê, từ năm 1996 đến nay, ĐHQG-HCM đã thực hiện trên 300 đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ (chưa kể những đề tài cấp trường). Trong năm học 2007-2008, ĐHQG-HCM sẽ đẩy mạnh hợp tác với địa phương, các tổ chức KHCN, các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng khoa học và giá trị thực tiễn, gắn kết chặt chẽ hoạt động KHCN với phát triển kinh tế xã hội. Bình Dương là một trong những tỉnh đồng ý chủ trương liên kết với ĐHQG-HCM để thực hiện một số dự án như: Dự án Bình Dương 250; Hỗ trợ để thành lập trường đại học ở Bình Dương; Hỗ trợ xây dựng 01 đơn nguyên trường PTNK tại khu quy hoạch; Thành lập trung tâm đào tạo, nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tại Làng Tre Phú An, Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Những kết quả nghiên cứu của các đề tài trên đã góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay. Ngoài ra, nó còn dự báo và giải quyết những vấn đề phát sinh trong tương lai.

Tuy nhiên, việc hợp tác giữa các nhà khoa học ĐHQG-HCM với các địa phương vẫn còn mang tính tự phát, dựa trên quan hệ cá nhân, vẫn thiếu một đầu mối thật sự đóng vai trò định hướng và liên kết hoạt động KHCN cho cả hai phía. Bên cạnh đó, cách nhìn chưa thật sự chủ động “đặt hàng” cho các trường đại học và các viện nghiên cứu. Mặt khác, ít nhà khoa học chịu khó và năng động tìm hiểu nhu cầu thực tế sản xuất kinh tế địa phương để tìm hướng đi cho các đề tài nghiên cứu.

Hợp tác giữa các nhà khoa học với các cơ quan quản lý địa phương chưa chặt chẽ. Thiếu chia sẻ thông tin KHCN dẫn đến việc nhiều công trình sau nghiệm thu không được phổ biến, ứng dụng, nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị chưa được sử dụng đúng tầm. Bên cạnh đó, không ít nhà khoa học thường đặt nặng giá trị khoa học của công trình nghiên cứu mà chưa xem trọng việc quảng bá, phổ biến các kết quả đạt được.

Trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hầu như chưa có sự phối hợp giữa các trường đại học, cao đẳng với các doanh nghiệp và các nhà sản xuất. Đề tài nghiên cứu của nhà trường thường là mô hình khoa học mang tính kinh điển nên rất khó ứng dụng vào sản xuất. Trong khi đó, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, các doanh nghiệp và các nhà sản xuất địa phương nung nấu rất nhiều vấn đề có yêu cầu cụ thể về mục tiêu, nội dung, thời gian hoàn thành… để đưa vào sản xuất.

 

GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO VÙNG

Theo thống kê của Bộ Giáo dục & Đào tạo, TP.HCM có 58 cơ sở đào tạo trình độ đại học, 36 trường cao đẳng. Tổng số sinh viên trong năm học 2005-2006 là 1.363.167 và năm học 2006-2007 là 1.540.201 (tăng 13,0% so với năm học 2005-2006). Trong đó, 48.476 là sinh viên của vùng KTTĐPN- chiếm tỉ lệ 17%, trong đó 43,7% là TP.HCM. Số liệu này cho thấy, vai trò quan trọng của TP.HCM đối với đào tạo NNL cho các tỉnh thuộc vùng KTTĐPN.

Mặc khác, trong chiến lược phát triển công nghiệp của TP.HCM có nêu rõ: Để phát triển TP.HCM trở thành Thành phố Công nghiệp vào năm 2015 - 2017, là trung tâm Công nghiệp, giữ vai trò đầu tàu của vùng KTTĐPN và của cả nước thì phải có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Thành phố theo hướng ưu tiên và tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là ngành Công nghiệp Điện tử - Tin học - Viễn thông, Công nghiệp Hóa chất, Công nghiệp Cơ khí chế tạo máy tăng cường hợp tác kinh tế với khu vực và quốc tế, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, khai thác các nguồn vốn trong nhân dân để phát triển công nghiệp phát triển công tác đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực trình độ cao cho quá trình phát triển công nghiệp”.

Do đó, vấn đề cấp bách cần phải đặt ra là đào tạo NNL chất lượng cao đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong vùng KTTĐPN. Sau đây xin trích dẫn một vài giải pháp cụ thể như sau:

- Các địa phương trong vùng KTTĐPN, trong đó dẫn đầu là TP.HCM, phải đảm bảo cung cấp thông tin hai chiều về quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực đại học-sau đại học.

- Các tỉnh có chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ” thu hút sinh viên tốt nghiệp, các cán bộ khoa học, kỹ thuật đã kinh qua công tác ở TP.HCM và các nơi khác trở về đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển của tỉnh nhà.

- Song song với việc xây dựng hệ thống đào tạo NNL bậc cao tại chỗ, việc các tỉnh vùng KTTĐPN đẩy mạnh việc hợp tác đào tạo với các trường đại học, đặc biệt là các ngành mũi nhọn đạt trình độ quốc tế như ngành Chế biến và bảo quản nông sản; Lâm sản; Thực phẩm; Hải sản; Thủy sản.

- Có chương trình khảo sát và NCKH trong việc quy hoạch điều chỉnh hệ thống mạng lưới giáo dục-đào tạo phù hợp với quy hoạch chung theo khuynh hướng phát triển lâu dài của vùng KTTĐPN. Đặc biệt là quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong vùng, xác định loại hình đào tạo nào, trường nào mang tính địa phương để có sự phối hợp phát huy hiệu quả, tránh trùng lắp và lãng phí.

- Đối với lĩnh vực đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề, cần xây dựng hệ thống liên thông trong đào tạo, có thể đào tạo theo học phần, chứng chỉ để đáp ứng yêu cầu việc làm, kết hợp giữa đào tạo với việc làm theo xu thế cộng đồng, vừa có hiệu quả, chống lãng phí trong đào tạo, vừa thúc đẩy phát triển NNL.

- Quan tâm đào tạo chuyên gia khoa học đầu đàn, dành một tỉ lệ thỏa đáng chỉ tiêu đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) trong và ngoài nước cho vùng KTTĐPN.

- Tăng cường đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho vùng KTTĐPN, song song với việc huy động các NNL khác để phát triển nhanh sự nghiệp giáo dục–đào tạo, nhằm nâng cao dân trí–đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài–đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế–xã hội cho toàn khu vực.

- Có những cơ chế chính sách đặc thù cho vùng KTTĐPN như được phát hành trái phiếu, được vay ưu đãi các nguồn vốn, được gọi vốn đầu tư trả chậm những công trình bức xúc, được ưu tiên các chương tình mục tiêu ở vùng bị ngập lũ, vùng dân tộc, vùng căn cứ kháng chiến…

Trong đó, công tác NCKH và chuyển giao công nghệ cũng được chú trọng, trước hết là phân tích nhu cầu kinh tế – xã hội vùng KTTĐPN, tiềm lực nghiên cứu, đội ngũ cán bộ khoa học, xây dựng hệ thống chương trình, đề tài và kế hoạch cụ thể và thông báo rộng rãi hệ thống các đề tài đến các nhà khoa học, các nhà quản lý khoa học vùng KTTĐPN biết để cùng hợp tác thực hiện. Tiếp theo là tăng cường công tác “tiếp thị” phổ biến kết quả nghiên cứu đến các địa phương, đồng thời sẵn sàng nhận “đơn đặt hàng” theo yêu cầu của các nhà sản xuất. Tăng cường phối hợp giữa nhà khoa học với các cơ quan KHCN, với cơ sở đào tạo-dạy nghề tại địa phương để phổ biến các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Thường xuyên phối hợp với các địa phương cùng tổ chức các hội thảo, hội nghị bàn về các vấn đề bức xúc của khu vực, thông báo cho nhau các định hướng nghiên cứu, danh sách các đề tài và người thực hiện, kết quả thu được…

  • Tags: