Mối liên hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học với hành vi tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình ở Hà Nội

NGUYỄN THANH TÙNG (Trường Đại học Công nghệ - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội) - DƯƠNG TRUNG KIÊN (Trường Đại học Điện lực) - ĐỖ ANH TUẤN (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên)

TÓM TẮT:

Nghiên cứu xác định các đặc điểm của yếu tố nhân khẩu học có liên quan đến hành vi tiết kiệm năng lượng (HVTKNL) trong hộ gia đình. Với 698 bản hỏi được phân bổ trực tiếp và ngẫu nhiên thu thập từ các hộ gia đình ở một số quận trong Thành phố Hà Nội. Kết quả thống kê mô tả cho thấy các yếu tố thuộc về nhân khẩu học xã hội như giới tính và thu nhập ảnh hưởng tích cực đến HVTKNL trong hộ gia đình. Giá năng lượng có tác động lớn nhất đến hành vi tiết kiệm năng lượng. Thái độ và nhận thức tiết kiệm năng lượng đóng vai trò trong việc hình thành ý định tiết kiệm năng lượng và gián tiếp ảnh hưởng đến HVTKNL. Sự khác biệt về trình độ học vấn có ảnh hưởng đến việc phân loại các thiết bị tiết kiệm năng lượng.

Từ khoá: Hành vi tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm năng lượng, hộ gia đình.

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, có nhiều mối quan tâm về cách sản xuất năng lượng góp phần vào chống biến đổi khí hậu và gây nguy hiểm cho đa dạng sinh học. Các quốc gia trên thế giới muốn đạt được tăng trưởng kinh tế xã hội bền vững và ổn định phải giải quyết bài toán năng lượng. Sự phát triển công nghệ tiết kiệm năng lượng và thực hiện các sáng kiến giáo dục, không thể làm chậm sự tăng trưởng nhu cầu sử dụng năng lượng trong hộ gia đình. Sự tiêu thụ năng lượng trong các hộ gia đình là không đồng nhất, khó điều chỉnh hơn so với các ngành khác và xuất phát từ những nhu cầu cơ bản nhất như sạc điện thoại, sử dụng máy tính bảng, máy tính cá nhân hay điều hòa nhiệt độ.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương[1], việc triển khai áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng có thể làm giảm tiêu thụ năng lượng cuối cùng ở mức 12% vào năm 2030 và 20% vào năm 2050. Các hộ gia đình là cơ sở của những thay đổi trong việc sử dụng năng lượng và HVTKNL ở khu vực thành thị, đây là ngành có người sử dụng điện tương đối lớn, chiếm khoảng 35% tổng tiêu thụ điện theo ngành. Nếu việc sử dụng năng lượng điện trong lĩnh vực này có thể giảm đi thì tiết kiệm điện tổng thể có thể thấy rõ rệt.

Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố liên quan đến sử dụng năng lượng trực tiếp, nhằm kiểm tra một cách có hệ thống các loại thiết bị sử dụng và tiết kiệm năng lượng khác nhau có liên quan đến hành vi khác nhau hay không, tập trung cụ thể vào tầm quan trọng của các biến nhân khẩu học và các biến tâm lý. Các biến nhân khẩu học có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về thái độ môi trường và kiến thức của những người dân trong đô thị.

2. Phương pháp

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng bản hỏi điều tra khảo sát ngẫu nhiên 698 hộ gia đình ở một số quận trong Thành phố Hà Nội. Dữ liệu được thu thập vào tháng 9 năm 2019.

Danh sách các câu hỏi bao gồm hai phần: đặc điểm của hộ gia đình và HVTKNL. Các đặc điểm của hộ gia đình sau đây được cho là có ảnh hưởng đến HVTKNL bao gồm thái độ, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, quy mô nhà, thu nhập hộ gia đình, trình độ học vấn, số lượng thiết bị. Thang đo đối với các câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 1 - là hoàn toàn không đồng ý; 2- là không đồng ý; 3- trung lập (bình thường); 4- là đồng ý; 5- là hoàn toàn đồng ý.

2.2. Đo lường

Thái độ

Thái độ của mỗi cá nhân trong việc sử dụng năng lượng bị tác động bởi các yếu tố kinh tế, xã hội. Trong nghiên cứu này, thái độ được điều tra có liên quan đến hành động trong giờ cao điểm, hành động sử dụng và khi không sử dụng thiết bị điện, các hành động khuyến khích thói quen tiết kiệm năng lượng cho các thành viên trong gia đình.

Thu nhập của hộ gia đình

Yếu tố ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các hộ gia đình là hoá đơn tiền điện. Theo nghiên cứu của Lenzen và cộng sự (2006)[2] tại Sydney, cường độ năng lượng của một hộ gia đình sẽ suy giảm theo mức thu nhập và chi tiêu. Các hộ gia đình có thu nhập cao sẵn sàng chi trả cho các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Ngược lại các hộ gia đình có thu nhập thấp thường sinh hoạt trong điều kiện có ít thiết bị tiết kiệm năng lượng, do đó họ được xếp vào dạng sử dụng năng lượng hiệu quả thấp hơn[3].

Giá năng lượng

Giá năng lượng ảnh hưởng tích cực đến mô hình HVTKNL trong hộ gia đình, theo sau là các yếu tố như: số lượng thành viên gia đình, tuổi tác, tình hình kinh tế - xã hội của các thành viên trong gia đình, số lượng và chủng loại thiết bị gia dụng. Nghiên cứu này sẽ điều tra phản ứng của thành viên gia đình đối với biểu giá điện gia dụng và các hành động được thực hiện khi tăng hoặc giảm giá điện.

Nhận thức tiết kiệm năng lượng

Hầu hết các nghiên cứu về sử dụng năng lượng đều cho thấy người dân biết về số lượng và loại năng lượng được sử dụng. Trên thực tế, phần lớn các hộ gia đình không thực sự biết loại năng lượng nào họ phải trả khi sử dụng một số công cụ để hỗ trợ các hoạt động hàng ngày của họ, có thể là do thiếu thông tin nhận được. Về cơ bản, mọi người cần thông tin để có kiến thức về tiết kiệm năng lượng. Thông tin nhất quán thông qua các tương tác xã hội trong cộng đồng có thể tác động lên HVTKNL để đạt hiệu quả.

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Thống kê mô tả

Với 698 mẫu khảo sát được thực hiện ở một số quận tại Hà Nội, kết quả thống kê mô tả cho thấy phần lớn số người được hỏi là nữ với tỷ lệ là 50,7%. Những người tham gia trả lời thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: 43,1% là sinh viên các trường đại học, 7,2% là công nhân, 9,3% là kỹ sư, 3,7% là giảng viên, 1,3% là những người thất nghiệp, 28,5% là nhân viên văn phòng và 6,9% là những người khác. (Bảng 1)

Bảng 1. Phân loại mẫu điều tra

 

Frequency

Percent

Giới tính

Nam

344

49.3

Nữ

354

50.7

Học vấn

Phổ thông

65

9.3

Trung cấp/Cao đẳng

51

7.3

Đại học

466

66.8

Sau Đại học

116

16.6

Nghề nghiệp

Sinh viên

301

43.1

Thất nghiệp

9

1.3

Công nhân

50

7.2

Kỹ sư

65

9.3

Nhân viên văn phòng

199

28.5

Giảng viên/Giáo viên

26

3.7

Khác

48

6.9

Mức thu nhập

Dưới 2 triệu đồng

40

5.7

Từ 2 - 5 triệu đồng

83

11.9

Từ 5 - 10 triệu đồng

227

32.5

Trên 10 triệu đồng

348

49.9

Total

698

100.0

Một số ít người tham gia trả lời là học sinh trung học phổ thông với 9,3%, 7,3% đang học trung cấp/cao đẳng. Tiếp theo đó số lượng người có trình độ đại học chiếm 66,8% và 16,6% trình độ sau đại học.

Rất ít người được hỏi có thu nhập dưới 2 đồng, chiếm 5,7%, 11,9% có thu nhập 2-5 triệu, mức thu nhập bình quân từ 5-10 triệu chiếm tỷ lệ 32,5%. Gần một nửa số lượng người tham gia khảo sát có mức thu nhập trên 10 triệu đồng, tương ứng với 49,9%. (Bảng 2)

Bảng 2. Thống kê các thiết bị tiêu thụ năng lượng trong hộ gia đình

 

N

Ít nhất

Nhiều nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Radio

698

0

3

.15

.410

Tivi đen trắng

698

0

4

.33

.627

Tivi tinh thể lỏng

698

0

3

.86

.882

Máy nghe nhạc

698

0

4

.43

.608

Quạt

698

1

4

.33

.528

Máy tính để bàn

698

0

4

.57

.611

Laptop

698

0

3

1.24

.762

Bếp nấu

698

1

3

1.18

.588

Lò nướng

698

0

3

.34

.497

Lò vi sóng

698

0

3

.54

.554

Nồi cơm điện

698

1

3

1.27

.637

Tủ lạnh

698

1

2

1.00

.505

Bình nước nóng

698

0

3

1.17

.795

Điều hòa

698

0

4

1.33

1.093

Máy hút bụi

698

0

2

.32

.583

Máy giặt

698

0

2

.73

.570

Máy rửa bát

698

0

2

.10

.420

Xe máy

698

1

3

1.77

1.096

Ô tô

698

0

2

.24

.611

Việc sử dụng các thiết bị điện tử có thể cung cấp thông tin về ý nghĩa của việc tiêu thụ điện trong gia đình. Dựa trên cuộc phỏng vấn, chúng tôi biết rằng, phần lớn các thiết bị điện tử được sử dụng bởi các hộ gia đình được sử dụng cho mục đích làm mát như quạt, điều hoà không khí hoặc nhu cầu sử dụng nước nóng vào mùa đông.

3.2. Đặc điểm và mối quan hệ của các yếu tố tới hành vi tiết kiệm năng lượng

Thái độ

Từ kết quả của khảo sát (Hình 1) cho thấy, mối quan hệ giữa biến thái độ và HVTKNL, sự đánh giá dựa trên thang đo Likert với 5 mức độ. Thái độ của người tiêu dùng có tác động cùng chiều lên hành vi tiết kiệm năng lượng. Theo đó, những hộ dân có thái độ tích cực về việc tiết kiệm năng lượng sẽ giúp gia tăng ý định cũng như HVTKNL.

Tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình dường như liên quan nhiều đến các yếu tố tâm lý, điều này phù hợp với nghiên cứu của Abraham và Steg[4]. Thái độ về tiết kiệm năng lượng giúp cải thiện đáng kể các hành vi tiết kiệm năng lượng.

Giá năng lượng

Kết quả khảo sát (Hình 2) cho thấy yếu tố giá năng lượng tác động mạnh lên HVTKNL. Khoảng 80% các hộ gia đình đều đánh giá ở mức độ tác động trung bình trở lên.

Việc sử dụng càng nhiều điện sẽ làm cho mức giá điện mà hộ phải chi trả càng lớn (áp dụng theo khung giá điện bậc thang). Những người trực tiếp thanh toán chi phí điện năng tiêu thụ hàng tháng sẽ là người có khả năng thay đổi HVTKNL lớn nhất.

Thu nhập

Phần lớn số người được hỏi cho biết khi họ có thêm thu nhập, họ sẽ có khả năng thay thế thiết bị điện tử cũ bằng thiết bị tiết kiệm năng lượng. Đồng thời các hộ gia đình có mức thu nhập cao thì sử dụng nhiều các thiết bị tiết kiệm năng lượng hơn. Do đó, nếu hộ gia đình có nhận thức tốt và có thu nhập cao sẽ giúp họ sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả.

Nhận thức tiết kiệm năng lượng

Từ kết quả khảo sát (Hình 3), yếu tố nhận thức tiết kiệm năng lượng có ảnh hưởng tích cực đến HVTKNL. Xét ở mức độ đánh giá trung bình trở lên cho thấy khoảng 60% hộ gia đình tham gia khảo sát có sự nhận thức cơ bản về tiết kiệm năng lượng. Nhận thức về tiết kiệm năng lượng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý định tiết kiệm năng lượng.

Các yếu tố khác

Thiết kế xây dựng nhà ảnh hưởng đến tiêu thụ điện năng, đặc biệt là nhu cầu chiếu sáng, thông gió. Đa số các hộ gia đình ở Hà Nội không chú ý đến thiết kế nhà cho hiệu quả năng lượng, bởi vì họ không có kiến thức về nó. Tuy nhiên, cũng có một số ít các hộ gia đình có thu nhập cao, có kiến thức về tiết kiệm năng lượng sẵn sàng thuê tư vấn cho việc thiết kế ngôi nhà của mình đảm giúp sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.

4. Kết luận

Từ cuộc khảo sát của hộ gia đình ở Hà Nội đã tìm thấy sự ảnh hưởng tích cực giữa các nhóm nhân khẩu học và các yếu tố liên quan như kiến ​​thức, nhận thức, giá năng lượng hay thái độ. Một phát hiện khá quan trọng trong quá trình khảo sát, yếu tố thu nhập đóng vai trò như một nhân tố kích thích các hành vi tiết kiệm năng lượng, hay phân loại về giới tính thì phần lớn người được hỏi là giới tính nữ cho rằng họ là người thường xuyên sử dụng các thiết bị tiêu thụ năng lượng trong nhà, như: bếp nấu ăn, tủ lạnh, lò vi sóng, nồi cơm điện, máy giặt,… và các hành động cũng như nhận thức của họ ảnh hưởng trực tiếp đến các hành vi tiết kiệm năng lượng.

Yếu tố giá năng lượng được cho là tác động mạnh đến HVTKNL khi mà phần lớn người tham gia đánh giá ở mức trung bình trở lên. Đứng trước tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, những cá nhân nhận thức được lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng sẽ thúc đẩy HVTKNL của họ. Yếu tố nhận thức tiết kiệm năng lượng được đánh giá có tác động cùng chiều lên HVTKNL và quan trọng hơn khi người tham gia đánh giá có nhận thức càng lớn thì hình thành ý định tiết kiệm năng lượng càng cao. Sự góp mặt của yếu tố thái độ góp phần bổ sung và gia tăng sự hình thành lên ý định tiết kiệm năng lượng. Cả hai yếu tố nhận thức và thái độ đều có thể coi là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến HVTKNL.

Bên cạnh đó, một số chính sách ưu đãi về kinh tế như giảm giá cho các thiết bị tiết kiệm năng lượng và giá điện cao hơn có thể sẽ thúc đẩy các HVTKNL. Tuy nhiên, có nhiều trở ngại trong việc thay đổi hành vi bao gồm không sẵn sàng hy sinh sự thoải mái, và cảm thấy bất tiện trong việc cố gắng mua các thiết bị tốt hơn, thiếu kiến ​​thức về cách tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, đặc điểm tiêu thụ năng lượng ít khi là lựa chọn ưu tiên khi mua một thiết bị mới, điều đó có thể là nhãn hiệu quả năng lượng cung cấp thông tin chưa đầy đủ về lợi ích và chi phí dài hạn của các thiết bị. Một số ít các hộ gia đình nhận thức được việc sử dụng năng lượng và hậu quả của biến đổi khí hậu, kiến ​​thức của họ về các chính sách cụ thể của chính phủ và về cách tiết kiệm năng lượng tại nhà còn thấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1]       “Phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030”. https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/phe-duyet-chuong-trinh-quoc-gia-ve-su-dung-nang-luong-tiet-kiem-va-hieu-qua-giai-%C4%91oan-2019-2030-14212-2401.html (truy cập tháng 6 23, 2020).

[2]       M. Lenzen, M. Wier, C. Cohen, H. Hayami, S. Pachauri, và R. Schaeffer, “A comparative multivariate analysis of household energy requirements in Australia, Brazil, Denmark, India and Japan”, Energy, vol 31, số p.h 2–3, tr 181-207, 2006.

[3]       J. Clancy và U. Roehr, “Gender and energy: is there a Northern perspective?”, Energy for Sustainable Development, vol 7, số p.h 3, tr 44-49, 2003.

[4]       W. Abrahamse và L. Steg, “How do socio-demographic and psychological factors relate to households’ direct and indirect energy use and savings?”, Journal of Economic Psychology, vol 30, số p.h 5, tr 711-720, tháng 10 2009, doi: 10.1016/j.joep.2009.05.006.

The relationships among demographic characteristics between the energy saving behaviors of households living in Hanoi

Nguyen Thanh Tung

University of Engineering and Technology, Vietnam National University – Hanoi

Duong Trung Kien

Electric Power University

Do Anh Tuan

Hung Yen University of Technology and Education

ABSTRACT:

This study identifies the demographic characteristics of households related to energy saving behaviors. In this study, 698 questionnaires were directly and randomly distributed to households living in several districts of Hanoi. Descriptive statistical results show that social demographic factors such as gender and income positively influence the energy saving behaviors. Energy prices have the greatest impact on the energy saving behaviors. Attitudes and energy-saving awareness play a role in forming the energy-saving intentions and indirectly affecting  the energy saving behaviors of households. The difference in educational levels affects the classification of energy-efficient appliances.

Keywords: Behavior of saving energy, energy saving, household.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 17, tháng 7 năm 2020]