Nam Định: Phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ thành ngành kinh tế chủ lực

Giai đoạn 2015 - 2020, ngành Công Thương Nam Định được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng khá cao trong bức tranh kinh tế xã hội, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân 14,2%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 17,52%/năm. Mục tiêu đến năm 2025, ,ngành phấn đấu tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ đạt 89% GDP của tỉnh. Ông Nguyễn Minh Văn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Nam Định đã có cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Công Thương về vấn đề này.

PV: Xin ông đánh giá thành tựu của ngành Công Thương Nam Định trong nhiệm kỳ vừa qua?

Ông Nguyễn Minh Văn: Trong giai đoạn 2015 - 2020 ngành Công Thương Nam Định tiếp tục hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được tỉnh giao hàng năm và cả nhiệm kỳ.

Về phát triển công nghiệp: Đến nay tỉnh đã có 1.224 doanh nghiệp và 33.847 cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN với tổng số 177.832 lao động. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm 2015-2020 ước đạt 14,2%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra (13-14%/năm). Các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá cao như: Ngành Cơ khí chế tạo, điện, điện tử tăng bình quân 16,7%/năm và chiếm 23%; ngành Dệt may, da giày tăng bình quân 14%/năm và chiếm 49% giá trị sản xuất công nghiệp...

Đã có 3 khu công nghiệp đang hoạt động, thu hút 178 dự án đầu tư trong nước và 44 dự án đầu tư nước ngoài, giải quyết việc làm cho trên 45.000 lao động; 19 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động thu hút 485 dự án đầu tư tạo việc làm cho 20.260 lao động. Giá trị sản xuất ở các khu, cụm công nghiệp hiện nay chiếm gần 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Đồng thời, tỉnh đã thu hút được một lượng lớn các doanh nghiệp đầu tư về khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh hiện có 142 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

ngành Dệt may, da giày tăng bình quân 14%/năm và chiếm 49% giá trị sản xuất công nghiệp...
Ngành Dệt may, da giày tăng bình quân 14%/năm và chiếm 49% giá trị sản xuất công nghiệp...

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 200 doanh nghiệp xuất, nhập khẩu với những mặt hàng chủ lực như dệt may, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, nông thủy sản... được tập trung sản xuất, khai thác, chế biến tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Trên địa bàn tỉnh có 1.964 doanh nghiệp và 44.104 cơ sở kinh doanh thương mại. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân trên 12%/năm, đến hết năm 2019 có 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí nông thôn mới về chợ, phát triển nhanh như các siêu thị tổng hợp BigC, Coop mart, Vicom Plaza…

Tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp: Tổ chức thực hiện 83 chương trình đề án khuyến công, 20 hội chợ triển lãm thương mại, tổ chức 14 hội nghị kết nối cung cầu, liên kết chuỗi với các địa phương trong cả nước.

Cùng với những kết quả trên, ngành Công Thương Nam Định đã phối hợp triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực: Điện - năng lượng, kinh doanh có điều kiện, vệ sinh an toàn thực phẩm, cải cách hành chính…

PV: Thưa ông, việc đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đã được ngành thực hiện ra sao?

Ông Nguyễn Minh Văn: Trong những năm qua, Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch thực hiện nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp với một số giải pháp chủ yếu: Tiếp tục phát huy, duy trì điểm số của các chỉ tiêu cơ sở có thứ hạng cao, tập trung chỉ đạo khắc phục những chỉ tiêu cơ sở còn hạn chế; Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh chủ trì, rà soát danh mục doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp; phối hợp đề xuất các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy khối doanh nghiệp này phát triển.

Bên cạnh đó Sở Công Thương phối hợp với các Cục, Vụ, Viện của Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam... mở các lớp tập huấn về quản trị doanh nghiệp, xây dựng chiến lược SXKD, kỹ năng Marketting, thiết kế sản phẩm, đàm phán ký kết hợp đồng, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong công tác xúc tiến thương mại.

ảnh GĐ Sở Công Thương - Đồng chí Ngô Gia Tự phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh và Đ c Giám đốc Sở Công Thương thăm gian hàng tại Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phảm
Ông Ngô Gia Tự - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh và Giám đốc Sở Công Thương thăm gian hàng tại Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm

PV: Xin ông cho biết phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm của ngành Công Thương Nam Định trong nhiệm kỳ 2020-– 2025?

Hội nhập kinh tế quốc tế đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn với các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Hệ thống giao thông kết nối, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, thương mại dịch vụ… được đầu tư cùng với các nỗ lực về cải cách hành chính, cải thiện môi trường thu hút đầu tư thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Chính sách bảo hộ thương mại, xung đột thương giữa các nước lớn có xu hướng gia tăng tác động đến sản xuất kinh doanh trong nước. Thiên tai, dịch bệnh, môi trường diễn biến khó lường tác động đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Ngành Công Thương Nam Định xác định phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ thành các ngành kinh tế chủ lực, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, phấn đấu tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ đạt 89% GDP của tỉnh vào năm 2025. Cụ thể, các chỉ tiêu phát triển chủ yếu trong giai đoạn 2020-2025: chỉ số sản xuất công nghiệp hàng năm tăng từ 14% đến 14,5%; Tổng giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn năm 2025 đạt trên 4,0 tỷ USD; Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 12%/năm.

Ngành Công Thương đưa ra định hướng phát triển công nghiệp trên cơ sở ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp công nghệ, kỹ thuật cao, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao; Đầu tư mới, mở rộng quy mô, đầu tư chiều sâu, đổi mới nâng cao công nghệ, năng suất, chất lượng sản phẩm cho các ngành công nghiệp như: Dệt may; chế biến nông sản thực phẩm. Tập trung phát triển công nghiệp chủ lực, quy mô lớn, đồng thời coi trọng công nghiệp vừa và nhỏ để huy động mọi nguồn vốn phát triển công nghiệp.

Mặt khác, việc thu hút đa dạng các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh doanh. Quan tâm phát triển hệ thống chợ, mạng lưới thương mại truyền thống đồng thời thúc đẩy phát triển các hệ thống phân phối hiện đại, có vai trò nòng cốt, dẫn dắt thị trường để định hướng sản xuất và tiêu dùng. Phát triển các chuỗi liên kết giữa sản xuất, chế biến với phân phối, tiêu thụ sản phẩm.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Thăng Long