Những điều thú vị về Làng gốm Bát Tràng

Trong tác phẩm “Dư địa chí” của mình, Nguyễn Trãi đã ghi rõ sản phẩm của làng đã được chọn làm cống phẩm Trung Quốc. Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm cùng thời gian nhưng cái tên Bát Tràng vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cho đến tận bây giờ.

Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Đây là làng nghề truyền thống nổi tiếng về các sản phầm bằng gốm sứ.

Gốm Bát Tràng
Sản phẩm gốm Bát Tràng

Làng nghề này được hình thành từ thời nhà Lý. Trong tác phẩm “Dư địa chí” của mình, Nguyễn Trãi đã ghi rõ sản phẩm của làng đã được chọn làm cống phẩm Trung Quốc. Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm cùng thời gian nhưng cái tên Bát Tràng vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cho đến tận bây giờ.

Hãy cùng chúng tôi phá những điều bất ngờ từ làng gốm có tuổi đời 500 năm tuổi này nhé!

Người sáng lập nên làng Gốm Bát Tràng

Theo sử sách ghi lại, làng nghề truyền thống này được hình thành vào thế kỷ XIV - XV, vào thời nhà Lý. Sự ra đời của làng nghề gốm Bát Tràng Hà Nội này là do 5 dòng họ gốm nổi tiếng bao gồm họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm ở làng gốm Bồ Bát, tỉnh Ninh Bình đã đưa các nghệ nhân làm gốm về kinh thành Thăng Long để phát triển. 5 dòng họ này đã kết hợp lại với nhau để sản xuất đồ gốm, từ đó lập nên làng gốm Bát Tràng.

Làng gốm Bát Tràng
Làng Gốm Bát Tràng có tuổi đời 500 năm tuổi

Làng mà không có ruộng

Làng đã độc đáo vì là làng Việt Nam mà lại không có ruộng. Đơn giản vì làng ở ngoài đê, xa xưa chỉ có bãi sông, nhưng khi bãi sông lở mất thì không còn có đất canh tác nữa. Do đó, dân làng chủ yếu sống bằng nghề gốm sứ, buôn bán cau khô, nước mắm.

Để có đất an táng người quá cố, Làng đã phải mượn đất của các làng lân cận. Nghĩa trang của làng hiện nay thuộc địa phận thôn Thuận Tốn xã Đa Tốn huyện Gia Lâm. Làng cũng không đi tảo mộ vào tiết thanh minh như lệ thường mà lại đi tảo mộ vào ngày 6 tháng giêng nhân dịp con cháu về quê đông đủ ăn tết nguyên đán.

Bát Tràng
Làng Bát Tràng

Làng không có cây tre

Là làng Việt Nam mà lại không không có một cây tre nào dù là để làm làm hàng rào. Đơn giản vì đất chật, người đông, lại sẵn gạch Bát Tràng, nên tường các nhà trong làng đều xây bằng gạch, kể cả tường xây bằng gạch Bát Tràng dựng đứng.

Làng còn độc đáo vì trong Làng không có nhà lá. Đơn giản là nghề làm lò, khi lò bầu “lên đậu” tức giai đoạn trót của việc nung lò, lửa dồn lên bầu lò cao nhất, bốc ngùn ngụt , tàn bay tung toé, nếu là nhà lá  thì sẽ có hoả hoạn ngay.

Bát Tràng
Làng Việt Nam nhưng Bát Tràng không có một cây tre nào, mái nhà cũng không lợp lá

Làng có nhiều người đỗ đạt

Làng Bát Tràng còn độc đáo vì trong các triều đại phong kiến đã có nhiều người hiển đạt. Tổng cộng Làng đã có 364 người đỗ từ tam trường (tức Tú tài) trở lên, trong đó có 8 Tiến sĩ, một Trạng nguyên. Làng còn có nhiều người được phong tới tước hầu, tước công ….

Hiện nay, Làng còn lưu truyền bài vè trong đó có câu:

“Làng Bát Tràng là làng văn hiến

Vốn xưa nay nổi tiếng xa gần

Các quan văn võ triều thần

Quận công, Tiến sĩ, Cử nhân, Tú tài …

Phụ nữ được đánh giá cao

Làng rất tự hào về vai trò  quan trọng của phụ nữ trong mọi gia đình. Đơn giản vì gái làng rất đảm, nổi tiếng chiều chồng nuôi con. Hầu như mọi chuyện lớn nhỏ đều do tay các bà đảm đang cả. Do đó, người đàn ông Bát Tràng nếu không dành thì giờ lo chuyện học hành thì hoàn toàn rảnh rang để hưởng mọi lạc thú ở đời.

Bát Tràng
Phụ nữ Bát Tràng rất đảm đang nên trai gái trong làng ít chịu lấy người thiên hạ

Làng rất tự hào vì người làng đều có họ hàng với nhau cả. Nếu không họ nội thì cũng họ ngoại. Đơn giản vì gái làng rất đảm nên trai gái trong làng ít chịu lấy người thiên hạ. Do đó, mỗi khi tiễn con xuất giá, các ông già bà cả luôn căn dặn con, cháu “Nếu mày mà thất lễ với họ hàng nhà chồng thì đã thất lễ với chính họ nhà ta đấy”.

Gốm
Những hoa văn độc đáo hiện ra dưới bàn tay của các nghệ nhân

Các điểm tham quan Làng Gốm Bát Tràng

Chợ gốm Bát Tràng

Chợ gốm Bát Tràng là địa điểm đầu tiên mà bạn nên ghé thăm trong hành trình của mình. Mỗi gian hàng đều được trưng bày đủ các mặt hàng từ đồ gốm đến các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, những món đồ lưu niệm,… Không gian “mê cung” này cũng giúp bạn có những tấm hình ấn tượng, ngộ nghĩnh.

Chợ Gốm
Sản phẩm gốm ở chợ từ bình dân đến cao cấp đều đủ cả 

Giá cả các mặt hàng tại chợ cũng rất đa dạng, từ những sản phẩm bình dân có giá chỉ vài chục nghìn đồng tới những sản phẩm cao cấp có giá lên tới hàng chục triệu đồng, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

CHợ Gốm
Các sản phẩm gốm cao cấp tại làng Gốm Bát Tràng
Làm Gốm
Trải nghiệm làm gốm tại Bát Tràng

Làng cổ Bát Tràng.

Đến làng cổ Bát Tràng, du khách sẽ được chiêm những những nét cổ kính còn lưu lại từ những ngôi nhà cũ, tường gạch của ngôi làng cổ, mái đình cong cong,… Tất cả mang đến một không gian cổ kính như quay trở lại thời thơ ấu. Bạn cũng có thể thỏa sức ghi lại nét đẹp nơi đây bằng những tấm hình có thể chụp ở bất cứ chỗ nào.

Làng cổ
Kiến trúc độc đáo của Làng cổ Bát Tràng

Làng cổ

Làng cổ

Làng cổ
Những con ngõ nhỏ rêu phong trong Làng cổ Bát Tràng

Nhà cổ Bát Tràng

Nhà cổ Vạn nằm ở cuối làng gốm Bát Tràng. Ở đây trưng bày những sản phẩm cổ lâu đời của làng gốm Bát Tràng như lọ rồng, ấm men lam, bộ khuôn bản dập làm gốm… Ngoài những cổ vật này, kiến trúc của của ngôi nhà cổ này cũng được đặc biệt quan tâm. Với diện tích hơn 400m2, gồm 3 ngôi nhà cổ và một khu xưởng mô phỏng lò gốm gần 200 năm tuổi mang đến sự tò mò và thích thú cho du khách.

Nhà cổ
Căn nhà cổ nhất Làng gốm Bát Tràng

Đi xe trâu thăm làng gốm Bát Tràng

Nếu so sánh với một vài loại phương tiện du lịch đặc sắc khác như xe ngựa ở Nha Trang, Đà Lạt, xe xích lô ở Hà Nội, Huế; xe lam ở đồng bằng sông Cửu Long... thì xe trâu có nhiều điểm thú vị riêng, đặc biệt đối với du khách nước ngoài.

Những chiếc xe trâu bằng gỗ tốt, đủ chỗ cho 10-12 người ngồi được thiết kế khá duyên dáng và có mái che. Trâu để kéo xe cũng phải là những chú trâu to, khỏe, được tắm rửa sạch sẽ và thoang thoảng mùi nước hoa.

Xe trâu
Phương tiện thăm quan độc đáo tại Bát Tràng

Bạn chỉ phải trả tiền trọn gói một lần và thoải mái vào các xưởng gốm, các nhà cổ, nhà trưng bày, chợ... khi khách muốn dừng lại ở đâu, chủ xe sẽ đứng chờ ở đó, bao lâu cũng được.

Nguyên Vy t/h