Quy định về xuất xứ hàng hoá của Hoa Kỳ

Do hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có các mức thuế khác nhau áp dụng với các nhóm nước khác nhau và một số mặt hàng nhập khẩu còn chịu sự quản lý bằng hạn ngạch phân bổ theo nước, nên việc xác định
Nguyên tắc chung và cơ bản

Nước xuất xứ của hàng hóa là nước chế tạo, sản xuất hoặc nuôi trồng ra hàng hóa. Tuy nhiên, trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất hiện nay, không phải không có phức tạp và khó khăn trong việc xác định nước xuất xứ hàng hóa, bởi vì rất nhiều hàng hóa được sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp từ các nguyên phụ liệu, linh kiện, bộ phận được sản xuất từ nhiều nước khác nhau.

Nguyên tắc chung và cơ bản để xác định nước xuất xứ của hàng hóa là dựa vào sự biến đổi đặc tính và giá trị gia tăng của hàng hóa. Theo nguyên tắc này, nước xuất xứ của hàng hóa là nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó với điều kiện hàng hóa đó đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới. Ví dụ, túi xách tay sản xuất ở Việt Nam bằng da nhập khẩu được coi là hàng có xuất xứ Việt Nam.

Tuy nhiên, trong trường hợp nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa chỉ tiến hành những công việc lắp ráp đơn giản, không tạo ra bản sắc riêng của hàng hóa hoặc trị giá gia tăng được tạo ra quá thấp thì nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó cũng không được coi là nước xuất xứ hàng hóa. Ví dụ, để được coi là hàng có xuất xứ từ Thái lan để được hưởng GSP của Hoa Kỳ thì hàng đó phải có ít nhất 35% giá trị gia tăng được tạo ra tại Thái lan.

Do vậy, ngoài nguyên tắc chung và cơ bản nêu trên, còn có những qui định cụ thể cách xác định nước xuất xứ hàng hóa cho một số hàng hóa cụ thể.

Một số quy định cụ thể đối với hàng dệt may

Những nguyên tắc chung

Nước xuất xứ là nước sản xuất ra toàn bộ hàng hóa (trừ những ngoại lệ về nguyên liệu tối thiểu đã được qui định trong 19 CFR Mục 102.13).

Đối với sợi (bao gồm cả sợi đơn và sợi đa). Nước xuất xứ của sợi, chỉ, sợi bện, thừng, chão, cáp, dây tết là nước sản xuất ra những loại hàng này.

Đối với vải. Nước xuất xứ là nước dệt ra vải.

Các sản phẩm dệt may khác: Nước xuất xứ là nước

Những nguyên tắc đặc biệt

Nếu không xác định được xuất xứ của một sản phẩm dệt hay quần áo bằng một trong những nguyên tắc trên, và do sản phẩm được sản xuất ở hai hay nhiều nước thì nước xuất xứ là:

Nước mà quá trình lắp ráp quan trọng nhất hay quá trình sản xuất quan trọng nhất diễn ra. Việc xác định hoạt động sản xuất quan trọng nhất sẽ tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Nếu không thể xác định được quy trình nào là quan trọng nhất, thì nước xuất xứ là nước cuối cùng mà tại đó hoạt động lắp ráp hay sản xuất diễn ra.

Thứ tự áp dụng các nguyên tắc

Các nguyên tắc trên được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên áp dụng theo quy định trong Quy định của Hải quan Phần 102.21 (9c) như sau:

Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn ở một nước;

Sự thay đổi đặc tính của sản phẩm (chuyển từ mã thuế này sang mã thuế khác);

Nước mà sản phẩm có những phần chính được tạo thành hình;

Sản phẩm hoàn toàn được lắp ráp tại một nước trừ 16 loại trừ cụ thể;

ước mà tại đó quy trình sản xuất hay lắp ráp quan trọng nhất đã diễn ra;

Nước cuối cùng mà quy trình sản xuất hay lắp ráp quan trọng nhất diễn ra. Đối với quần áo, nơi lắp ráp/may vải đã cắt thành quần áo chứ không phải nơi cắt vải là xuất xứ của quần áo.

Đánh dấu xuất xứ hàng hóa

Luật thuế quan năm 1930 yêu cầu tất cả hàng hóa nhập khẩu (trừ một số trường hợp ngoại lệ) phải được đánh dấu nước xuất xứ bằng tiếng Anh một cách rõ ràng, dễ đọc, ở chỗ dễ thấy và không thể tẩy xóa được để có thể tồn tại cho đến khi hàng hóa đến tay người mua cuối cùng. Người mua cuối cùng là người cuối cùng nhận được hàng hóa nguyên dạng như khi nhập khẩu. Đối với hàng nguyên liệu thì người mua cuối cùng có thể là người sản xuất dùng nguyên liệu đó để sản xuất ra hàng hóa khác. Đối với hàng tiêu dùng thì người mua cuối cùng có thể là người tiêu dùng. Mục đích của quy định này chủ yếu là nhằm giúp cho người mua hàng có thêm thông tin để lựa chọn hàng hóa.

Luật không cho phép ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có xuất xứ nước ngoài những từ như “United States” hoặc “U.S.A”, hoặc tên bất kỳ thành phố hoặc địa điểm nào ở Hoa Kỳ để tạo cảm giác là hàng được sản xuất tại Hoa Kỳ, trừ phi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có ghi kèm một cách rõ ràng ở chỗ dễ thấy nước xuất xứ của hàng hóa.

Hàng nhập khẩu vi phạm qui định đánh dấu xuất xứ sẽ bị Hải quan giữ lại. Hải quan có thể yêu cầu người nhập khẩu nộp thuế vi phạm qui định đánh dấu xuất xứ bằng 10% trị giá hàng vi phạm trừ phi hàng đó được tái xuất, tiêu hủy hoặc đánh dấu xuất xứ dưới sự giám sát của Hải quan. Đối với người xuất khẩu, vi phạm đánh dấu nước xuất xứ có thể bị Hải quan lưu vào “sổ đen” máy tính và để ý kiểm tra kỹ hơn các lô hàng xuất sau đó.

Luật Thuế quan chỉ qui định chung chung về cách đánh dấu xuất xứ hàng hóa như nêu trên, song Qui chế Hải quan có qui định cụ thể cách thức đánh dấu nước xuất xứ cho một số loại hàng hóa thuộc nhóm hàng công cụ và dụng cụ kim loại, nhóm hàng đồng hồ, và những hàng hóa có kiểu dáng bản xứ Mỹ. Đối với những hàng hóa này, việc đánh dấu nước xuất xứ có thể phải được thực hiện ngay trong quá trình sản xuất. Ví dụ, tên nước xuất xứ hàng hóa có thể phải thiết kế từ khuôn đúc để in lên sản phẩm.

Do vậy, trước khi triển khai sản xuất hoặc thậm chí ngay từ khi thương thảo hợp đồng, người xuất khẩu nên kiểm tra và thống nhất với người nhập khẩu về cách đánh dấu xuất xứ hàng hóa để tránh tranh chấp và phí tổn có thể xẩy ra cho cả hai bên. Đặc biệt đối với những lô hàng tồn kho hoặc có sẵn đã đánh dấu xuất xứ hàng hóa, trước khi giao hàng hoặc thậm chí ngay từ khi ký hợp đồng, người xuất khẩu phải kiểm tra với người nhập khẩu xem cách đánh dấu xuất xứ hàng hóa có sẵn đó có phù hợp với qui định của Hải quan Hoa Kỳ hay không.

Có một số mặt hàng được miễn đánh dấu xuất xứ. Danh mục những mặt hàng đó có thể tìm trên trang web của Hải quan Hoa Kỳ: www.cbp.gov

Qui định dán nhãn xuất xứ đối với một số sản phẩm nông nghiệp

Theo qui định của Luật an ninh nông nghiệp và phát triển nông thôn (gọi tắt là Luật nông nghiệp 2002) được Tổng thống George W. Bush ký ban hành ngày 13/5/2002, một số nông sản: rau quả, thịt (bò, cừu, bê, lợn), và thủy sản bán tại các của hàng bán lẻ bắt buộc phải có nhãn xuất xứ. Đối với thủy sản, nhãn xuất xứ còn phải ghi rõ sản phẩm được đánh bắt tự nhiên hay nuôi trồng. Cũng theo qui định của luật này, các cơ sở bán lẻ còn phải lưu giữ hồ sơ xác nhận xuất xứ hàng hóa.

Do việc dán nhãn xuất xứ nông sản rất tốn kém và phức tạp, và gặp phải sự phản đối của giới kinh doanh cho nên đến nay những qui định này vẫn chưa được thực hiện. Ngày 22 tháng 7 năm 2004, Uỷ ban nông nghiệp thuộc Hạ viện đã thông qua Dự luật quảng bá thực phẩm năm 2004 (The Food Promotion Act of 2004) trong đó qui định việc dán nhãn xuất xứ một số loại nông sản như nói trên là tự nguyện thay vì cho bắt buộc. Tuy nhiên, dự luật này còn phải chờ Hạ viện và Thượng viện thông qua.