Ứng dụng cảm biến MEMS cho tòa nhà cao tầng tại TP. Hồ Chí Minh

Là nội dung trong thỏa thuận hợp tác giữa Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh (SHTP) với Đại học Công nghệ Kỹ thuật Tokyo Nhật Bản trong diễn đàn MEMS lần 2, diễn ra ngày 28/9/2018 tại TP. Hồ Chí Minh.

Tại diễn đàn, các chuyên gia uy tín về lĩnh vực MEMS trong và ngoài nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan… cùng với các nhà khoa học, kỹ sư chuyên ngành, doanh nghiệp (DN) trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển và ứng dụng công nghệ MEMS cũng như tăng cường hợp tác khoa học và xúc tiến thương mại đầu tư cho ngành công nghiệp công nghệ cao này tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Hoài Quốc - Trưởng ban quản lý SHTP cho biêt, chương trình MEMS đã xây dựng mạng lưới, kết nối nguồn lực ở nước ngoài để phổ biến các chính sách thu hút đầu tư công nghệ MEMS, đồng thời liên kết nguồn lực trong và ngoài nước nhằm phát triển một số sản phẩm chiến lược ứng dụng công nghệ MEMS tại TP. Hồ Chí Minh.

Đại biểu tham dự quan tâm đến việc phát triển hệ sinh thái MEMSĐại biểu tham dự quan tâm đến việc phát triển hệ sinh thái MEMS

Với các chủ đề xuyên suốt diễn đàn như: thảo luận và đề xuất chính sách để xây dựng hệ sinh thái phát triển công nghệ MEMS; phát triển nguồn nhân lực chất lương cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghệ MEMS; hướng đến thương mại hóa sản phẩm MEMS từ kết quả của hoạt động nghiên cứu và phát triển; vai trò của quỹ đầu tư mạo hiểm trong phát triển hệ sinh thái MEM. Diễn đàn lần này hướng đến mục tiêu xây dựng một nền tảng kiến thức chung và nguồn thông tin đáng tin cậy, đảm bảo tính khả thi cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ MEMS.

Song song với diễn đàn còn diễn ra hoạt động triển lãm giới thiệu những thành tựu nghiên cứu ứng dụng công nghệ MEMS của các tổ chức nghiên cứu, DN Việt Nam với các sản phẩm thương mại hóa liên quan đến MEMS

Các sản phẩm thương mại hóa liên quan đến MEMS được trưng bày tại diễn đànCác sản phẩm thương mại hóa liên quan đến MEMS được trưng bày tại diễn đàn

Hiện tại, ngành vi cơ điện tử là ngành công nghiệp công nghệ cao mà Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng ưu tiên phát triển. Đây cũng là một trong 8 trụ cột của chương trình phát triển công nghiệp vi mạch của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2017- 2020, đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng KHCN và đổi mới sáng tạo.

Nhật Thư