Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EVFTA
Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EVFTA

 

Cơ chế hợp tác

Đây là cơ chế hợp tác giữa hai tổ chức nhằm góp phần triển khai hiệu quả EVFTA, hỗ trợ doanh nghiệp hai bên tận dụng tối đa các cơ hội do Hiệp định mang lại.

Đồng thời góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

Sáng kiến này đã được báo cáo lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Cao ủy phụ trách thương mại của Liên minh châu Âu (EU) Cecilia Malmstrom và Phil Hogan và đã được hoan nghênh.

Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Châu Âu là một cơ chế hợp tác, quy tụ các đại diện của cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu và Việt Nam, là nguồn chia sẻ thông tin hữu ích và là nơi thảo luận về thách thức chung trong việc thực thi Hiệp định mang tính lịch sử này.

Sứ mệnh của EVBC là xây dựng một cơ chế tham vấn song phương, đóng vai trò là một nền tảng nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và EU.

Các doanh nghiệp hội viên có cơ hội được báo cáo và đối thoại trực tiếp với Lãnh đạo Chính phủ, các Bộ ngành và các cơ quan hữu quan của Việt Nam cũng như các cơ quan tại Ủy ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu và các cơ quan khác tại các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu.

Đây chính là cơ hội đóng góp ý kiến về các chính sách và chia sẻ thông tin về các quy định của Liên minh Châu Âu và, hoặc các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến việc áp dụng và thực thi các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU.

Bên cạnh đó, EVBC còn đóng vai trò là cơ chế hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên tận dụng lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU phát huy nội lực, tăng cường hoạt động kinh doanh đầu tư hiệu quả.

Mục tiêu của EVBC

Thúc đẩy hỗ trợ chính sách, đối thoại và điều phối, trao đổi thông tin giữa các thành viên của các Bên liên quan (bao gồm cả các tổ chức EU và các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, các nhóm kinh doanh và các bên liên quan) trong quá trình hoạt động,  thông qua các hoạt động  quảng bá, hỗ trợ, dự đoán và kiến nghị về các chính sách, luật và quy định pháp luật mà có hoặc có khả năng ảnh hưởng đến việc thực thi Hiệp định này;

xuất khẩu dệt may
Hai bên sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp Châu Âu - Việt Nam hàng năm

 

Đánh giá, kiến nghị về các vấn đề liên quan đến việc thực thi Hiệp định có thể được đưa ra bởi các thành viên của các bên và đóng vai trò là kênh trao đổi và đưa các vấn đề này tới các Cơ quan Châu Âu và các Cơ quan Việt Nam có liên quan;

Thông qua Nhóm công tác, xây dựng và thống nhất các chiến lược, hoạt động phù hợp, thu thập các thông tin liên quan nhằm giảm thiểu những rào cản (về quy định pháp luật, khó khăn thực tế...) có thể ảnh hưởng đến các thay đổi tích cực tiềm năng trong các khung pháp lý của Việt Nam và các quốc gia thành viên Châu Âu cũng như trong việc áp dụng và thực thi Hiệp định của các bên;

Khuyến khích và phân tích các sáng kiến phục vụ cho việc thúc đẩy áp dụng và thực thi Hiệp định;

Xem xét khả năng cùng phối hợp hoặc hợp tác song phương trong các dự án thuộc phạm vi lợi ích của các thành viên tương ứng của các bên theo Hiệp định; 

Báo cáo các kiến nghị chung lên các cơ quan Chính phủ Việt Nam và Liên minh Châu Âu để áp dụng và thực thi Hiệp định;

Xây dựng chương trình hành động hiệu quả, cụ thể và có thể lượng hóa được nhằm mục đích quảng bá việc thực thi Hiệp định.

Tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp Châu Âu - Việt Nam hàng năm nhằm quảng bá hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Châu Âu và Việt Nam.