Bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin số là nhiệm vụ quan trọng

Ngày 18/9/2014, Ban chỉ đạo ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) Bộ Công Thương tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá tình hình ứng dụng CNTT Bộ Công Thương năm 2014. Thứ trưởng - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo ứng d

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

  Thứ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì cuộc họp
Báo cáo về hiện trạng ứng dụng CNTT tại Bộ Công Thương, ông Trần Hữu Linh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (TMĐT&CNTT), Bộ Công Thương cho biết: theo thống kê năm 2013, tổng số máy tính của Bộ là 2046 máy/1702 cán bộ, với hầu hết tất cả máy tính được kết nối Internet băng thông rộng (trừ các máy yêu cầu không được kết nối mạng để đảm bảo an toàn an ninh thông tin, nhập tài liệu mật). Tỷ lệ máy tính/cán bộ của Bộ Công Thương tuy cao, nhưng có nhiều máy tính cũ, cấu hình thấp, không đồng bộ, cài đặt nhiều phần mềm không có bản quyền, phần mềm lậu - đây cũng là một trong những nguồn lây nhiễm, phát tán virus cho hệ thống.
Về việc triển khai cung cấp trực tuyến các dịch vụ công, Bộ Công Thương được đánh giá là một trong những Bộ, ngành tiên  tiên phong. Hiện nay, toàn bộ trên 50 dịch vụ công trực tuyến của Bộ đều ở mức độ 2 trở lên. Các dịch vụ công ở mức độ 3 và mức độ 4 bao gồm:

Theo Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương là một trong ba Bộ thí điểm giai đoạn 1 Cơ chế Một cửa quốc gia. Để thực hiện Cơ chế Một cửa quốc gia, các thủ tục hành chính Bộ Công Thương đề xuất đã được đưa vào trong Thông tư liên tịch số 84/2013/TTLT-BTC-BCT-BGTVT ngày 25/6/2013.

Theo lộ trình, trong năm 2014, Bộ Công Thương sẽ phải kết nối toàn bộ các dịch vụ công quy định trong Thông tư liên tịch số 84/2013/TTLT-BTC-BCT-BGTVT vào Cổng Thông tin một cửa quốc gia do Bộ Tài chính chủ trì. Đây cũng là cơ hội để Bộ Công Thương đẩy mạnh việc cung cấp trực tuyến các dịch vụ công.

Bộ Công Thương cũng là một trong những Bộ, ngành đi tiên phong về công tác đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hóa hành chính. Kết quả xếp hạng PAR Index 2012 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ tiến hành cho thấy đứng đầu nhóm này bao gồm: Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giao thông Vận tải.

Bộ Công Thương là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng CNTT vào việc tiếp nhận, xử lý phản hồi của cá nhân, tổ chức về lĩnh vực quản lý nhà nước. Bộ Công Thương hiện đang vận hành trang thông tin điện tử tại địa chỉ http://kstthc.moit.gov.vn - website chính thức để tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp về quy định hành chính của Bộ Công Thương. Ngoài ra, đây cũng là địa chỉ để các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tra cứu, tham gia trực tiếp vào quá trình thống kê, rà soát, công bố, công khai thủ tục hành chính của Bộ Công Thương. Như vậy, việc mở trang thông tin điện tử này thể hiện tính minh bạch hơn trong công tác giải quyết thủ tục hành chính ở Bộ Công Thương.

Năm 2013, Bộ Công Thương xếp thứ 14 trong số các Bộ, ngành. về mức độ ứng dụng CNTT và xếp thứ 3 về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Index).

Tuy nhiên, tại Báo cáo về tình hình ứng dụng CNTT năm 2014, Cục TMĐT & CNTT đã thẳng thắn nhìn nhận: nếu Bộ Công Thương thiếu đầu tư trong lĩnh vực CNTT và chậm đưa ra các chính sách, quy hoạch về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thời gian tới thì việc các năm tiếp theo, việc Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tụt hạng trong các bảng xếp hạng là điểu khó tránh khỏi.

Cảnh báo về nguy cơ an ninh mạng

Cục trưởng Cục TMĐT&CNTT Trần Hữu Linh báo cáo tại cuộc họp

Theo khảo sát của Cục TMĐT&CNTT, hiện Bộ Công Thương có 49 trang thông tin điện tử đang vận hành của 29 đơn vị trong Bộ gồm có: 11 Cục/Tổng Cục, 12 Viện, 2 Trung tâm, 3 Trang báo, 1 Trường. Đại diện Cục TMĐT&CNTT đánh giá: Hầu hết các trang thông tin điện tử đều đã thực hiện theo quy định hiện hành và quan tâm cử cán bộ lãnh đạo phụ trách. Tuy nhiên, một số trang thông tin điện tử chuyên ngành hoạt động chưa thật sự hiệu quả, không thường xuyên cập nhật các bài viết chuyên ngành và các bài viết nghiên cứu chuyên sâu. Các trang thông tin điện tử này thường đăng lại tin, bài của các báo điện tử khác. Một số đơn vị có nhiều trang thông tin điện tử nhưng không có sự liên kết tới trang thông tin đại diện, chính vì vậy xuất hiện tình trạng nhiều tên miền, nhiều trang thông tin riêng lẻ trong cùng một đơn vị.

Về vấn đề an ninh của các trang tin điện tử, ông Trần Hữu Linh cho biết thêm: Sau khi tiến hành rà soát sâu hơn về kỹ thuật đối với các trang thông tin điện tử đại diện cũng như trang thông tin điện tử chuyên ngành tại các đơn vị, hầu hết các trang này đều hoạt động trên nền tảng công nghệ cũ, đang có rất nhiều lỗ hổng bảo bảo mật nghiêm trọng (như SQL Injection, Cross Site Scripting, Blind SQL/XPath injection, DNS Zone Tranfer, các lỗi về xác thực SSL, v.v…). Đây là những lỗi bảo mật mà hacker có thể thực hiện việc upload mã độc, thay đổi giao diện và tấn công, đánh cắp, phá hủy cơ sở dữ liệu trang thông tin điện tử. Việc chậm đổi mới, đầu tư trang bị, nâng cấp công nghệ mới, thực hiện công tác rà soát bảo mật, đánh giá định kỳ và nguồn lực quản lý vận hành không đáp ứng được là nguyên nhân trong thời gian vừa qua một vài trang thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ đã bị hacker lợi dụng làm gián đoạn hoạt động gây ảnh hưởng xấu tới uy tín đơn vị.


Bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin số là nhiệm vụ quan trọng

Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, ông Huỳnh Đắc Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch phán ánh về tình trạng quá tải của hệ thống mạng Bộ. Ông Huỳnh Đắc Thắng cũng đề nghị cần khảo sát hạ tầng máy móc tại trụ sở chính của Bộ Công Thương (54 Hai Bà Trưng) để kiểm tra mức độ quá tải, nguyên nhân và cách khắc phục tình hình.

Cùng chung quan điểm với đại diện Vụ Kế hoạch, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cũng đề nghị cần rà soát nhu cầu sử dụng CNTT của từng đơn vị để có sự điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp.
  Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước
Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Chánh Văn phòng cho biết, hàng tháng và hàng quý, Văn phòng Bộ vẫn có báo cáo gửi Lãnh đạo Bộ về tình trạng quá tải của hệ thống mạng Bộ và sự xuống cấp của hệ thống máy móc nói chung. Phó Chánh Văn phòng Bộ Công Thương kiến nghị Lãnh đạo Bộ cần có sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa để phát triển hạ tầng mạng.
 
Phó Chánh Văn phòng Bộ Công Thương Nguyễn Trường Sơn
Là đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT của Bộ, tại cuộc họp, Cục trưởng Cục TMĐT&CNTT Trần Hữu Linh đã có những đề xuất, kiến nghị cụ thể liên quan đến các nội dung như: Nâng cao năng lực của cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin; Kiện toàn và phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; Phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và ứng dụng; Bảo đảm an toàn thông tin số; Quản trị các trang thông tin điện tử; Đầu tư cho công nghệ thông tin; Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020.
Theo Cục trưởng Trần Hữu Linh, hiện nay chỉ có một số đơn vị có hệ thống máy chủ cũng như hệ thống mạng lớn thì mới chú trọng tới công tác đảm bảo an toàn, an ninh số. Việc đảm bảo an toàn an ninh mới chủ yếu dừng lại ở việc đảm bảo cho hệ thống máy chủ, hệ thống máy có chứa dữ liệu quan trọng. Nhìn chung các đơn vị chưa thực sự quan tâm tới hệ thống an toàn an ninh một cách toàn diện tới người sử dụng, chưa coi an toàn an ninh thông tin là một vấn đề quan trọng trong hoạt động của đơn vị, cần được quan tâm quản lý, đầu tư. Do đó, việc bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin số là một nhiệm vụ quan trọng cần được các đơn vị chú trọng đầu tư.
 
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Kết luận tại cuộc họp, Thứ trưởng - Phó Trưởng Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá cao báo cáo của Cục Thương mại điện tử và CNTT khi chỉ ra một cách đầy đủ, chi tiết, có phân tích và đánh giá khách quan những hiệu quả và tồn tại về tình hình ứng dụng CNTT của Bộ. Thứ trưởng chỉ đạo cần phải có cách nhìn mang tính tổng thể và toàn diện về hạ tầng, nguồn nhân lực; tránh tình trạng chắp vá không thống nhất, đồng bộ. Bên cạnh đó, cần chú trọng đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin số. Các cán bộ công chức trong Bộ phải nâng cao ý thức trách nhiệm đối với việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước, tránh tình trạng lãng phí nguồn lực và vật lực lớn. Thứ trưởng yêu cầu Cục TMĐT&CNTT căn cứ vào những nội dung CNTT, cụ thể hóa thành các mẫu, phiếu đánh giá để gửi các đơn vị thuộc Bộ khai báo về nhu cầu, yêu cầu sử dụng CNTT của đơn vị mình. Cục TMĐT&CNTT sẽ tổng hợp các báo cáo, từ đó xây dựng lộ trình để thực hiện cải cách hành chính theo hướng phục vụ cho doanh nghiệp và người dân tốt hơn.