Bệnh tăng “volume”

Nhà tôi trai gái lớn lên lập gia đình vẫn “xây tổ ấm” ngay trên mảnh đất của ông bà cha mẹ, cứ thế quây quần quấn túm lấy nhau. Từ đó phát sinh ra hiện tượng: nhà này đứng dưới sân gọi nhà kia trên lầ

Đã nhiều lần chúng tôi bị “suỵt” nhắc nhở khi đi coi phim, vào siêu thị hoặc đến chỗ trang nghiêm. Tôi muốn sửa căn bệnh “di truyền” này mà không biết bắt đầu từ đâu?Nói to không phải “bệnh”… di truyền mà do thói quen. Nó liên quan đến tập tục sinh hoạt cũng như điều kiện nơi ở rất nhiều. Người miền biển thường “ăn đầu sóng, nói đầu gió”, người vùng cao hú gọi nhau vang cả triền núi, người sông nước phải gọi đò, người nông dân “ăn to nói lớn” trên cánh đồng của họ, người kinh thành thì “người thanh tiếng nói cũng thanh, chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu”. Quan võ thường nói to để truyền hiệu lệnh, quan văn thì nhỏ nhẹ tao nhã,...Trong quán nhậu, các anh em tứ hải giai huynh đệ bàn bên cạnh hô khí thế “dzô dzô!” thì các chiến hữu bàn bên ta sẽ phải “quát” vào tai nhau “trăm phần trăm” để át tiếng họ, rồi thì bàn bên kia nữa sẽ nói to theo, tất cả ồn ào như cái chợ vỡ. Ở nhà hàng, tiệm cà phê thì lại yên tĩnh. Tiệc cưới, liên hoan văn nghệ thì náo nhiệt, thư viện và bệnh viện thì cần nói nhỏ. Diễn thuyết, rao, kêu cứu phải nói to, rõ, "ấn tượng" thì mới gây được chú ý của đám đông…Tuỳ tình huống, làm sao nói “vừa đủ xài” làm hài lòng người nghe và những người xung quanh là kỹ năng có thể học và luyện được.

Bạn hãy bàn bạc để các thành viên trong nhà “biểu quyết” cùng sửa tật nói to. Có nhiều “chiêu” để cả nhà cùng văn ôn võ luyện một cách hào hứng và hiệu quả. Hãy coi đấy như trò chơi, dùng 10 ngón tay để định mức và dùng âm lượng giọng nói để minh hoạ, chẳng hạn người lớn giơ 1 ngón tay và nói thầm, giơ 3 ngón tay và nói giọng vừa đủ nghe, giơ cả bàn tay lên là “kịch số” để nói trong nhà, sau đó kêu trẻ giơ ngón tay và nói theo.Ra ngoài sân chơi thì giơ 6 ngón tay và nói to, hò hét cổ vũ cuộc chơi thì giơ 10 ngón tay rồi cho trẻ thực hành theo. Nếu trẻ mau quên hoặc quá khích thì chỉ cần giơ ngón tay ra hiệu. Từ đó trẻ sẽ có ý thức hình thành thói quen nói ở đâu mức nào là thích hợp.Người lớn nên làm gương bằng cách không nói to trong nhà (không đứng từ đằng xa gọi trẻ mà phải lại gần nói đủ nghe, không kêu trẻ xuống nhà ăn cơm mà có thể gõ ly hoặc rung chuông hoặc hẹn đúng giờ xuống bếp quay quần phụ dọn bàn ăn, dạy con học cũng chỉ dừng ở mức 5,…).

Bên cạnh việc điều chỉnh volume, cần rèn luyện cả tốc độ nói nhanh hay chậm (bình thường khoảng >135 từ/ phút) lẫn việc phát âm các dấu “huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng” sao cho chuẩn. Như thế thì chẳng bao lâu sau, “cái chợ” sẽ dọn ra khỏi nhà bạn thôi.

Để thay đổi thói quen, trước tiên bạn bắt đầu từ việc sửa mình và dạy lũ trẻ nói với âm lượng đủ để nghe được trong hai khung cảnh:

• Khi ở trong nhà (phòng khách, phòng ngủ, lớp học, thư viện, phòng bệnh, nhà thờ, đền chùa,...) thì nói nhỏ.

• Khi ra sinh hoạt ngoài trời (sân chơi, sân bóng, hồ bơi, công viên, bãi biển, ngoài đường,… ) thì nói to hơn.

Tiếp theo, chia giọng nói theo thang điểm từ 1 đến 10, từ nhỏ nhất (nói thầm) đến to nhất (hét to).
• Ở trong phòng, chỉ nên nói giới hạn đến mức năm: 1 (nói thầm), 2 (nói khẽ), 3 - 4 (nói bình thường), 5 (hơi nâng giọng một chút).
• Ở bên ngoài được phép cao giọng hơn từ 6 (nói to) đến 10 (hét to).
• Suy ra, trong rạp chiếu phim, nơi công cộng nói mức 1 hoặc 2 là đủ, ở lớp học chỉ nói mức 3-4, ở sân chơi được nói mức 6-7, bãi biển, thác nước nói ở mức 8-9, cổ vũ bóng đá ở mức 10…