Bộ Công Thương tổng kết công tác đào tạo, đào tạo bồi dưỡng

Ngày 17/10/2014, tại vùng đất Tổ thiêng liêng Việt Trì - Phú Thọ, Bộ Công Thương đã long trọng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, đào tạo bồi dưỡng năm học 2013 - 2014và phương hướng triển kh

Những kết quả nổi bật

Năm học 2013 - 2014 là năm học đầu tiên ngành Giáo dục Đào tạo, trong đó có các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công Thương triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Mặc dù cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế thế giới và đất nước, khối các trường ngành Công Thương đã tiếp tục có nhiều cố gắng, tích cực triển khai nhiều giải pháp hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Ngành và xã hội.

Tính đến hết năm học 2013-2014, các trường ngành Công Thương đã đào tạo trên 400 ngành, chuyên ngành, nghề thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, kinh tế, thương mại dịch vụ,… trong đó đã chuẩn bị đủ điều kiện để mở thêm 25chuyên ngànhđào tạo,đáp ứng nhu cầu nhân lực các các cấp trình độ cho Ngành và xã hội.Công tác tuyển sinh ngày càng nề nếp, trong đó hệ chính quy có tổng số tuyển mới của các hệ đào tạo là 91.417 học sinh sinh viên (HSSV); hệ vừa làm vừa học có gần 5.200 HSSV; liên kết đào tạo gần 3.000 sinh viên ĐH, CĐ; đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn trên 37.500 lượt người; đào tạo liên thông 3.129 HSSV.



Chất lượng đào tạo luôn được các trường quan tâm. Kết quả, năm học 2013 - 2014, tỷ lệ lên lớp của các trường đạt trên 90%; tốt nghiệp đạt trên 83% (tốt nghiệp loại giỏi là 10,8%); trên 50% học sinh có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp.

Cơ sở vật chất của các trường tiếp tục được đầu tư xây dựng mới, nhất là cải tạo nhà xưởng, khu giảng đường, ký túc xá, nhà đa năng… bằng các nguồn vốn huy động từ ngân sách,nguồn vốn của các Tập đoàn, Tổng Công ty và nguồn vốn của các trường, với tổng đầu tư đạt hàng trăm tỷ đồng.

Năm học 2013-2014, các trường đã thực hiện được 868 đề tài NCKH, trong đó có 7 đề tài cấp nhà nước, 62 đề tài cấp bộ, cấp tỉnh, ngành, 799 đề tài cấp cơ sở và sáng kiến kinh nghiệm. Một số trường có thành tích tốt trong hoạt động này là: ĐH Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, ĐH Điện lực, CĐ Công nghiệp Tuy Hòa, CĐ Kinh tế Công nghiệp Hà Nội, Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, CĐThương mại và Du lịch, CĐ nghề Mỏ Hồng Cẩm,... Trong năm học, có 1.319 đồ dùng, thiết bị và 351phần mềm được làm mới. Hầu hết các trường đã triển khai tự đánh giá, kiểm định chất lượng theo qui định, một số trường đang tiến hành đánh giá ngoài.

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh tặng Cờ thi đua cho các đơn vị

Đặc biệt, hoạt động hợp tác quốc tế được các trường quan tâm, chú trọng. Một số trường đã sớm thiết lập được quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Úc, Thái Lan, Singapo,… hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm qua và có nhiều triển vọng tốt đẹp trong thời gian tới.

Về thực hiện các chế độ chính sách, các trường đã thực hiện tốt Chỉ thị số 13/BCT-CT ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh các mặt hoạt động trong các trường thuộc Bộ và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, các quy định về chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên; hoàn thiện cơ chế hoạt động và quản lý tài chính,thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, tuyển dụng, đánh giá, xếp loại cán bộ công chức, viên chức...

Tuy nhiên, thực tế năm học qua, hầu hết các trường đều gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh và nguồn kinh phí hoạt động. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và tháo gỡ khó khăn, một số trường đã chủ động có nhiều giải pháp đem lại hiệu quả cụ thể, thiết thực, tiêu biểu như: tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, tạo bước đột phá trong nâng cao chất lượng đào tạo và tuyển sinh (CĐ Công nghiệp Huế); triển khai tuyển sinh, đào tạo theo nhu cầu xã hội và địa chỉ sử dụng (ĐH Điện lực); gắn kết doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển dụng (CĐ Công nghiệp Phúc Yên); tăng cường tổ chức các hoạt động dịch vụ tăng nguồn thu hợp pháp cho nhà trường (CĐ Kỹ thuật Công nghiệp); xây dựng chiến lược thu - chi trung và dài hạn một cách hợp lý, hiệu quả, đồng thời quyết liệt áp dụng các biện pháp thực hành tiết kiệm trong tất cả các khâu, các lĩnh vực trong nhà trường (ĐH Công nghiệp Hà Nội); xây dựng và triển khai thí điểm tự chủ đại học (ĐH Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh); tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường (ĐH Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp)...

         

Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2014 - 2015

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đã biểu dương những cố gắng và thành tích của các trường trong thời gian qua. Thứ trưởng nhận định: Năm học vừa qua, các trường Bộ Công Thương đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng hầu hết các trường đã nỗ lực vượt qua, đồng thời tham gia tích cực, chủ động, có nhiều đóng góp trong hệ thống giáo dục đào tạo cả nước nói chung và ngành Công Thương nói riêng. Nhân đây, Thứ trưởng đã cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện và hỗ trợ có hiệu quả của các Bộ, ngành, Tập đoàn và địa phương cho các trường và đề nghị các Tập đoàn tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho các trường, coi các trường, công tác đào tạo nguồn nhân lực là đơn vị cấu thành trong doanh nghiệp và quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh tặng Bằng khen cho các đơn vị

Mục tiêu chung đặt ra cho năm học 2014- 2015 của các trường ngành Công Thương là đào tạo nhân lực các cấp trình độ, với quy mô và cơ cấu ngành nghề phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam và của ngành Công Thương giai đoạn 2011 - 2020. Đó là, đào tạo được đội ngũ lao động chất lượng cao, vừa có kiến thức, trình độ kỹ năng nghề nghiệp, vừa có nhân cách, tác phong công nghiệp và có khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và hội nhập quốc tế… Tuy nhiên, trước những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đòi hỏi các trường của ngành Công Thương cần có sự liên kết chặt chẽ hơn với nhau và với tất cả các đơn vị doanh nghiệp trong Ngành, nhằm giải quyết bài toán nguồn nhân lực cho Ngành và sự phát triển chung của đất nước.

Về phía các trường đào tạo, Thứ trưởng đề nghị các trường cần quan tâm và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ về cơ chế tự chủ trong tuyển sinh đại học, cơ chế phân luồng và tạo sự kết nối có hệ thống giữa các trường, tạo sự đổi mới, gắn kết trong đào tạo và nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; phải chủ động tiếp cận với những mô thức mới để tìm giải pháp cụ thể, hướng tới hoạt động có hiệu quả hơn nữa trong mỗi cơ sở đào tạo của mình; quan tâm xây dựng phát triển môi trường sư phạm lành mạnh, nhân văn, tạo môi trường đào tạo tốt nhất, hướng tới học sinh sinh viên, đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có kỹ năng kiến thức và phẩm chất tốt cho Ngành và xã hội. Để đạt được các mục tiêu đó, các cơ sở đào tạo trong ngành Công Thương cần thực hiện tốt các chỉ tiêu của từng trường đã xác định, đồng thời bám sát định hướng của Bộ và các cơ quan quản lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trước mắt là năm học 2014-2015.

Về phía đơn vị quản lý chức năng, Thứ trưởng đã chỉ đạo Vụ Phát triển nguồn nhân lực nhanh chóng hoàn thiện trung tâm quản lý hệ thống dữ liệu chung về tuyển sinh, chương trình đào tạo, nguồn tài nguyên học liệu, nghiên cứu khoa học,...  giúp các trường liên kết chặt chẽ hơn, phối hợp với nhau tốt hơn để sử dụng có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên chung, đồng thời làm cơ sở để tạo mối liên kết giữa trường và doanh nghiệp trong và ngoài Ngành, nhằm hỗ trợ công tác tuyển sinh; nghiên cứu xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế lớn giữa Bộ Công Thương với các đối tác, các nhà tài trợ quốc tế; quan tâm giúp đỡ các trường cao đẳng có điều kiện tiếp cận, xây dựng chương trình đào tạo, tháo gỡ khó khăn; Tổ chức thực hiện Quyết định số 3468/QĐ-BCT ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về kế hoạch hành động thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Công Thương giai đoạn 2001 - 2020, đồng thời hỗ trợ các trường sắp xếp theo quy hoạch; Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo các trường trong Bộ, ngành vàtăng cường liên hệ ngoài ngành; Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, trường trọng điểm, có uy tín và chất lượng cao của ngành Công Thương.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng sớm ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục đại học, như việc phân tầng, xếp hạng, hội đồng trường, quyền tự chủ,… đối với các cơ sở giáo dục đại học; đề nghị các Bộ, ngành sớm triển khai các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/8/2012 và Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 của Chính phủ vì có nhiều nội dung liên quan đến cơ chế chính sách thúc đẩy giáo dục đào tạo phát triển; đặc biệt là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong việc xây dựng mạng lưới thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực của từng giai đoạn để việc đào tạo đạt hiệu quả cao hơn; cải tiến qui định học phí đối với các cơ sở đào tạo cho phù hợp hơn với thực tế; có cơ chế quản lý, cơ chế tài chính phù hợp đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc các doanh nghiệp...

Theo Quyết định số 9273/QĐ-BCT, ngày 15/10/2014, có 18 trường ĐH, CĐ được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Quyết định số 9300/QĐ-BCT, ngày 16/10/2014 có 4 trường ĐH và 8 trường CĐ vinh dự đón nhận Cờ thi đua của Bộ Công Thương vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” năm học 2013 - 2014.