Khả năng hút hàng lớn

Anh là thị trường nhập khẩu cá phi-lê lớn thứ 3 EU28, nằm trong nhóm 3 nước có trị giá nhập khẩu trên 1 tỷ USD cùng với Đức và Pháp.

Mã sản phẩm

Tên sản phẩm

Nhập khẩu của Anh từ Việt Nam

Giá trị năm 2015 (nghìn USD)

Tốc độ tăng trưởng bình quân 2011-2015 (%)

Thị phần của Việt Nam (%)

Mức thuế nhập khẩu tương đương

'0304

Cá phi-lê

55.385

5

5,1

6,9

'0306

Tôm, cua

43.991

8

8,3

5,9

'0303

Cá đông lạnh các loại

2.177

3

1,2

5,3

'0307

Hai mảnh

1.863

1

1,9

3,7

'0301

Cá sống

328

5

1,3

3,9

'0305

Cá sấy khô, hun khói, muối; hun khói, bột cá

72

6

0,1

10,0

'0302

Cá, tươi hoặc ướp lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04

0

 

0

3,1

                                                                                            Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế

Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Vương quốc Anh đã giúp tiêu thụ khoảng 103,8 triệu USD thủy sản (mã HS 03) của Việt Nam. Trung bình giai đoạn 2006 - 2015, mức nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam tăng trưởng khoảng 18%/năm, một kết quả rất khả quan đối với một thị trường khó tính tại châu Âu.

Cá phile (HS0304) và tôm, cua (HS0306) chiếm lần lượt 53% và 42% tổng kim ngạch nhập khẩu của Anh. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2011 - 2015 trên lần lượt là 5% và 8%. Số liệu từ ITC cũng cho thấy, thị phần cả cá phi-lê và tôm, cua của Việt Nam trong nhập khẩu của Anh khá cao, đạt 5,1% và 8,3% trong năm 2015.

 












Nếu xét về vai trò của thị trường Anh trong xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam thì trong năm 2015, xuất khẩu sang Anh chiếm 2,9% tổng giá trị xuất khẩu cá phi-lê (so với 0,6% năm 2006) và 2,7% tổng giá trị xuất khẩu tôm, cua của Việt Nam (so với 0,8% năm 2006). Như vậy có thể thấy, thị trường Anh có khả năng hút hàng tốt và vẫn còn triển vọng tiếp tục khai thác đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Đối với thị trường EU, từ năm 2012, khối thị trường chung này đặt mã HS riêng cho phi-lê cá tra đông lạnh là 030462. Ba nước thành viên EU đứng đầu về nhập khẩu cá tra phi-lê theo thứ tự kim ngạch gồm có Tây Ban Nha, Hà Lan và Anh quốc, chiếm đến gần 48% tổng giá trị nhập khẩu cá tra phi-lê của EU28.

Điểm đáng chú ý là trong khi nhập khẩu rõ rệt của hai nước Tây Ban Nha, Hà Lan có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012 - 2015, nhập khẩu cá tra phi-lê đông lạnh Việt Nam vào Anh lại tăng liên tục. Như vậy, ngay cả khi tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam sụt giảm tới 9,7% trong giai đoạn này và được ví như cơn khủng hoảng của ngành cá tra khiến nhiều hộ bỏ ao, thì xuất khẩu sang Anh vẫn tăng khoảng 9%/năm.

Giá cá tra rẻ hơn so với giá các loại thịt trắng tự nhiên được cho là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường EU. Tuy nhiên, giá cá tra Việt Nam nhập khẩu vào Anh cao hơn giá nhập khẩu của các nước EU khác, trừ Áo. Năm 2015, giá cá tra phi-lê nhập khẩu từ Việt Nam của Anh là 3,458 USD/kg, cao hơn giá nhập khẩu bình quân của EU là 35% và cao hơn từ 18 - 45% so với các nước nhập khẩu lớn khác là Tây Ban Nha, Hà Lan và Đức.

Ngoài cá tra phi-lê, Anh còn là thị trường nhập khẩu tôm, cua lớn thứ 5 của EU28. Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ 3 cho thị trường này, chỉ sau Ấn Độ và Bangladesh trong năm 2015. Tuy nhiên, không được ổn định như xuất khẩu cá tra, xuất khẩu tôm, cua của Việt Nam sang Anh tăng giảm thất thường qua các năm. Năm 2015, Anh nhập khẩu xấp xỉ 44 triệu USD các mặt hàng tôm, cua từ Việt Nam, trong đó 96% là tôm sú nguyên vỏ đông lạnh và 3% là tôm hùm Na Uy đông lạnh.

Tác động của Brexit đến ngành Thủy sản của EU và Anh quốc

Theo Bộ trưởng Bộ Thủy sản Anh, ông George Eustice, ngành thủy sản của cả EU và Vương quốc Anh sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi sự kiện Brexit. Nước Anh vẫn mong muốn ngành khai thác thủy sản sẽ phát triển bền vững lâu dài, được phân bổ công bằng hơn trong hạn ngạch và khai thác thủy sản, họ tin tưởng rằng Brexit sẽ giúp ngành thủy sản Anh thoát khỏi sự kiểm soát của EU và Anh có quyền tự đàm phán, chứ không phải phụ thuộc vào một nhà đàm phán EU để xuất khẩu hàng hóa.

Brexit có thể tạo cơ hội cho Anh thiết lập lại quyền kiểm soát quốc gia đối với 200 hải lý, đưa đất nước vào vị thế tốt hơn, chiếm thị phần lớn trong xuất khẩu thủy sản. Trước đây theo phân bổ hạn ngạch khai thác cá ở biển Celtic, Anh chỉ được phép khai thác 800 tấn, trong khi Pháp được phép khai thác 5.500 tấn, được phép khai thác nhiều gấp ba lần so với Anh trong khu vực Eastern Channel. Với Brexit, Anh có thể có quyền kiểm soát trong vùng từ 12 đến 200 hải lý và được quyền ưu tiên khai thác toàn bộ.

Tóm lại, các chuyên gia cho rằng, ngành khai thác thủy sản của Anh có thể sẽ tốt hơn, nhưng xuất nhập khẩu thủy sản có thể có biến động khá lớn.

Tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU và Anh quốc

Xuất khẩu sang Vương quốc Anh sẽ có thêm cơ hội

Một số cơ hội xuất khẩu có thể xuất hiện cho nhóm thủy sản bình dân của Việt Nam sẽ gia tăng.

Ví dụ, giá cá tra giá rất cạnh tranh so với các loại cá thịt trắng tự nhiên, như cá tuyết, và món cá tẩm bột ăn kèm khoai tây chiên giá rẻ thường là thực phẩm được ưa chuộng trong thời kỳ suy thoái. Đây là hai đặc điểm quan trọng có thể khiến cá tra trở thành mặt hàng xuất khẩu tốt sau Brexit. Tôm sú có thể không có được cơ hội lớn như cá tra, khi giá tôm sú Việt Nam đã đắt tương đối so với Ấn Độ và Bangladesh.

Hơn nữa, khoảng 70% giá trị thủy sản tiêu thụ trên thị trường Anh được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc được đánh bắt bởi các tàu nước ngoài. Nhập khẩu khoảng 650.000 tấn/năm, trị giá 2,5 tỷ GBP. Tất cả các nước thành viên EU có quyền thâm nhập vào các thị trường đơn lẻ trong khối EU, được miễn thuế xuất nhập khẩu và tự do thương mại, nhưng từ bây giờ Anh cần phải đàm phán các giao dịch thương mại mới. Đây là cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam.

Mặt khác, Brexit có thể làm gián đoạn nguồn cung thủy sản nội địa từ Scotland và Ireland, có thể là một điểm cộng cho cơ hội xuất khẩu cá tra.

Bên cạnh những cơ hội trên, một số bất lợi do Brexit và những thách thức vốn có trên thị trường Anh sẽ vẫn đòi hỏi những nỗ lực lớn của Việt Nam để đảm bảo xuất khẩu sang thị trường này.

Brexit trước tiên sẽ tác động về tỷ giá, khiến đồng Bảng Anh giảm giá so với các đồng tiền khác, tiêu biểu là đồng USD mạnh lên, khiến giá nhập khẩu các hàng hóa bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn tương đối, đặc biệt là với các nước xuất khẩu có đồng nội tệ gắn chặt với đồng USD như Việt Nam. Do vậy, mặt hàng cá tra và tôm sú từ Việt Nam thanh toán bằng đồng USD sẽ bị giảm khả năng cạnh tranh so với các nhà xuất khẩu có đồng tiền linh hoạt hơn.

Khó khăn vốn có là hàng rào kỹ thuật vào thị trường Anh rất cao. Ví dụ quy định về chất lượng hàng nhập khẩu và khu vực dịch vụ ăn uống sử dụng cá tra phi-lê là nguyên liệu cho món ăn truyền thống là cá tẩm bột chiên ăn kèm khoai tây chiên có thể làm tăng chi phí xuất khẩu cá tra vào Anh quốc so với các thị trường EU khác.

Xuất khẩu sang EU sẽ gặp một số khó khăn

Xuất khẩu thủy sản sang EU nằm trong nhóm chịu tác động mạnh bởi Brexit. Nhiều doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu tại EU sẽ chịu áp lực lớn do tỷ giá VND tăng so với EUR khi đồng EUR mất giá.

Những chính sách thúc đẩy xuất khẩu quyết liệt hơn

Trước khả năng Brexit sẽ diễn ra khi Anh có tuyên bố chính thức, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Vụ Thị trường châu Âu đôn đốc các thương vụ Việt Nam nghiên cứu, theo dõi sát thông tin về tình hình thị trường, cụ thể: Chỉ đạo các thương vụ Việt Nam tại khu vực EU và Anh theo dõi sát tình hình, chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: (i) trao đổi, vận động EU tháo gỡ phương thức kiểm tra tăng cường hiện đang áp dụng đối với rau quả Việt Nam, sớm công nhận tiêu chuẩn VietGap trong nuôi trồng thủy sản và chứng nhận thủy sản có nguồn gốc đánh bắt của Việt Nam; (ii) tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Bộ việc hỗ trợ doanh nghiệp thành lập đầu mối phân phối các sản phẩm cá tra tại EU để tránh cạnh tranh không lành mạnh, tận dụng các ưu đãi, lợi thế trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thủy sản vào EU.

Rõ ràng, trong thời gian tới, để không bị động trong xuất khẩu và sản xuất thủy sản, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa chính sách thị trường, với sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan chức năng và đặc biệt cần có sự chủ động, quyết tâm của chính các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang EU và Anh.