Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng-lợi ích nhiều mặt

(Chinhphu.vn) – Sáng 20/9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp trực tuyến với các Bộ, ngành và 39 tỉnh, thành, đánh giá 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị 
Ảnh VGP/Nguyên Linh Lợi ích nhiều mặt

Ngày 24/9/2010, Chính phủ ban hành Nghị định 99/NĐ-CP cùng một loạt các văn bản pháp lý khác tạo cơ sở pháp lý cho thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR)- chính sách lần đầu áp dụng tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng được thành lập từ Trung ương tới cấp huyện. Sau hơn 3 năm thực hiện, chi trả DVMTR đã tạo tổng doanh thu hơn 3.440 tỷ đồng. Các Quỹ đã thanh toán cho người cung ứng dịch vụ hơn 1.781 tỷ đồng, giải ngân đến chủ rừng 1.393 tỷ đồng.

Ý kiến từ các địa phương đều nhấn mạnh đây là nguồn tài chính hết sức quan trọng, giảm gánh nặng cho NSNN trong phát triển bảo vệ rừng. Hàng năm, nguồn tiền này đã góp phần bảo vệ từ 2,8-3,37 triệu ha rừng; làm giảm số vụ vi phạm lâm luật khoảng 19%; giảm diện tích rừng bị phá gần 60%...

Bên cạnh đó, nhờ có thêm nguồn chi trả mới, mức thu nhập của người dân làm nghề rừng, nhận khoán bảo vệ rừng tăng cao hơn, mức trung bình đạt 1,8 triệu/ha/năm, đặc biệt như Lâm Đồng đạt trên 8 triệu, Bình Phước 7,2 triệu, Kon Tum gần 6 triệu, Đắc Lắc trên 3,4 triệu... Từ năm 2013, khi Chính phủ có chủ trương tạm dừng khai thác chính gỗ từ rừng tự nhiên, nguồn DVMTR đã giúp chủ rừng, công ty lâm nghiệp đứng vững, khôi phục sản xuất.

Tính toán tổng thể cho biết, hiện NSNN hàng năm đáp ứng khoảng 29% tổng mức đầu tư cho ngành lâm nghiệp thì nguồn DVMTR chiếm khoảng 22,3% nguồn kinh phí này.

Bên cạnh những lợi ích đạt được, Hội nghị trực tuyến cũng đánh giá, chỉ ra một số tồn tại, vướng mắc của chính sách mới này, nhất là việc chưa huy động hết các nguồn thu, chưa thu được hết các đối tượng sử dụng dịch vụ rừng theo quy định. Một số địa phương chưa chú trọng, chưa hoàn thành việc rà soát, xác định chủ rừng nên có tỷ lệ thu, giải ngân thấp,...

Xác định trách nhiệm tốt hơn

Chủ trì kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ghi nhận những kết quả tích cực của chính sách chi trả DVMTR, khẳng định đây là chủ trương đúng đắn, đem lại lợi ích nhiều mặt và được người dân đồng tình, ủng hộ.

Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những vấn đề còn tồn tại của chính sách... đồng thời yêu cầu các cơ quan cần tiếp tục tập trung tuyên truyền, thay đổi nhận thức của người sử dụng dịch vụ rừng, coi việc chi trả là nghĩa vụ tài chính tất yếu,... để góp phần bảo vệ phát triển "lá phổi xanh" của nhân loại, bảo vệ môi trường, nguồn nước trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan quản lý hữu trách, các địa phương có biện pháp kiên quyết hơn nữa trong rà soát, xác định rừng, chủ rừng, đối tượng sử dụng dịch vụ rừng cần chi trả, tăng cường cơ chế giám sát, đánh giá và chế tài xử phạt vi phạm trong lĩnh vực.

Về kế hoạch thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT phối hợp với các địa phương đẩy nhanh việc phân cấp quản lý các Quỹ bảo vệ và phát triển rừng; góp ý xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung những bất cập, chưa phù hợp của Nghị định 99 theo tình hình mới.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chỉ đạo EVN rà soát các hợp đồng chi trả DVMTR đã ký, có biện pháp với những dự án thủy điện nhỏ chưa nộp dịch vụ theo quy định, nhất là xử lý nghiêm dự án chây ỳ, thiếu ý thức với trách nhiệm quan trọng này. Đồng thời, Phó Thủ tướng lưu ý vấn đề cam kết trồng rừng thay thế của các dự án sử dụng đất rừng, nhấn mạnh phải kiểm tra, kiểm soát và có sơ kết, đánh giá kỹ càng để đưa ra giải pháp bảo vệ diện tích rừng.

function PrintPopup() { window.open('/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=209120', '', 'width = 890,height = 480,location= yes, resizable=yes,scrollbars=yes, toolbar=no,location=no,menubar=no'); } function EmailPopup(url) { window.open('/Utilities/Email4Friend.aspx?news_url=' + url, '', 'status=no,toolbar=no,scrollbars=yes,titlebar=no,menubar=no,resizable=yes,width=640,height=480,directories=no,location=no'); return false; } function socialShare(type, title, link) { title = typeof title !== 'undefined' ? title : document.title; link = typeof link !== 'undefined' ? link : window.location.href; var eTitle = encodeURIComponent(title); var eLink = encodeURIComponent(link); switch (type) { case 'fb': window.open('http://www.facebook.com/sharer.php?u=' + eLink + '&t=' + eTitle); break; case 'tw': window.open('http://twitter.com/home?status=' + eTitle + ' ' + eLink); break; case 'zm': window.open('http://link.apps.zing.vn/share?u=' + eLink + '&t=' + eTitle); break; case 'lh': window.open('http://linkhay.com/submit?url=' + eLink + '&title=' + eTitle); break; } return false; } function sns_click(type) { var sns_sharekey; if (type == "facebook") { sns_sharekey = 'http://www.facebook.com/sharer.php?u='; } else if (type == "zingme") { sns_sharekey = 'http://link.apps.zing.vn/share?url='; } else if (type == "googleplus") { sns_sharekey = 'https://plus.google.com/share?url='; } u = location.href; t = document.title; window.open(sns_sharekey + encodeURIComponent(u) + '&t=' + encodeURIComponent(t), 'sharer', 'toolbar=0,status=0,width=626,height=436'); return false; }