Đảm bảo mục tiêu thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền

Ngày 30/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 964/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phát triển thương mại miền núi vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020. Với mục tiêu tổng quát
Chương trình đưa ra 8 mục tiêu cụ thể đến năm 2020, trong đó nêu rõ: Đạt mức tăng trưởng hàng năm về giá trị của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo khoảng từ 10% - 12%. Phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo để đưa vào các siêu thị, trung tâm thương mại trong cả nước và xuất khẩu. Phát triển nguồn nhân lực quản lý thương mại trên địa bàn, đảm bảo 100% cán bộ quản lý thương mại thuộc đối tượng của Chương trình được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ về phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Số lượng thương nhân, doanh nghiệp có năng lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại ở tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo mỗi năm tăng trung bình 8-10% trong giai đoạn 2015-2020. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu các văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Phát triển sản phẩm, hàng hóa tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng tham gia hệ thống phân phối tiêu thụ trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa cung ứng dịch vụ theo chuỗi, liên kết chặt chẽ trong quá trình kinh doanh, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, giảm nghèo bền vững khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; nâng cao thu nhập của người dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; củng cố an ninh quốc phòng, trật tự an toàn và xã hội, giữ vững chủ quyền quốc gia trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Chương trình thực hiện từ năm 2015 đến hết năm 2020, với tổng mức kinh phí thực hiện khoảng 466 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương khoảng 149,120 tỷ đồng; ngân sách địa phương khoảng 37,280 tỷ đồng, còn lại là các nguồn vỗn hỗ trợ hợp pháp khác.

Phạm vi thực hiện trên địa bàn 287 huyện có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Nội dung của chương trình sẽ tập trung nghiên cứu xây dựng và phát triển hệ thống chính sách, pháp luật đặc thù về phát triển thương mại khu vực biển và hải đảo; khuyến khích phát triển thương nhân, các loại hình doanh nghiệp hoạt động tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Khuyến khích phát triển mặt hàng là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu; vùng xa và hải đảo; Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ thương mại miền núi, vùng sâu; vùng xa và hải đảo…