Dệt may 2015: Chuẩn bị đón cơ hội mới

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 đạt 150 tỷ USD. Đây là năm thứ 3 liên tiếp chúng ta xuất siêu. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, con số 150 tỷ so với 100 tỷ USD năm 2012 trong

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trường chính

TT

Thị trường

Năm 2013

(triệu USD)

Ước năm 2014 (triệu USD)

Dự báo 2015

(triệu USD)

So sánh 2014/2013 (%)

1

Mỹ

8.681

9.778

11.014

12,6%

2

EU

2.929

3.425

4.004

16,9%

3

Nhật Bản

2.465

2.681

2.916

8,8%

4

Hàn Quốc

1.888

2.390

3.026

26,6%

5

Khác

5.137

6.186

7.395

20,4%

6

Tổng

21.100

24.460

28.355

15,9%

Để hiểu rõ hơn về nỗ lực của ngành, cần phải xét đến từng thị trường.

Trước hết chúng ta sẽ điểm qua từng thị trường:


Thị trường Mỹ

Năm 2014, xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ ước đạt 9,8 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2013. Dệt may Việt Nam tiếp tục đạt sức tăng trưởng khá trên thị trường Mỹ.

Nếu so với các quốc gia cạnh tranh khác trên thị trường Mỹ, Việt Nam tiếp tục đạt tăng trưởng dẫn đầu với hai con số, trong khi các quốc gia khác tăng nhẹ hoặc thậm chí tăng trưởng âm. Cụ thể: Trung Quốc tăng nhẹ chưa tới 1%, Ấn Độ tăng trưởng khoảng 6%, còn lại Indonesia và Bangladesh, Pakistan, Campuchia tăng trưởng âm. Thị phần của Việt Nam tại thị trường dệt may Mỹ đạt 8,4%, tăng 0,6% so với năm 2013.

Dự báo xuất khẩu dệt may năm 2015 của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục đạt tăng trưởng tốt, tăng 13% so với năm 2014, đạt trên 11 tỷ USD. Đó là nhờ tốc độ tăng trưởng GDP hai qúy liên tiếp của Mỹ đạt mức cao, thị trường việc làm và địa ốc giữ được đà cải thiện, lạm phát ở mức thấp - đây là những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục là điểm sáng trong những tháng tiếp theo.

Thị trường EU

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta sang EU ước đạt 3,4 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2014 thị phần của Việt Nam đã tăng lên mức 1,98% từ mức 1,1% của năm 2013. Dệt may Việt Nam đang đạt tăng trưởng tốt trên thị trường EU. Phải công nhận rằng đây là một nỗ lực lớn của ngành vì theo dự báo tăng trưởng kinh tế mùa thu của Ủy ban châu Âu (EC), mức tăng trưởng của 18 nước thành viên Eurozone trong năm 2014 chỉ đạt 0,8%, giảm so với mức 1,2% đưa ra trong dự báo trước đó. Ngoài ra, triển vọng tăng trưởng của Eurozone trong năm 2015 cũng bị giảm xuống còn 1,1%, so với mức dự báo có thể đạt được vào năm 2016 là 1,7%.

Trong năm 2015, kỳ vọng khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU được ký kết, tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU sẽ khởi sắc, tương tự trường hợp của Bangladesh tăng trưởng mạnh vào EU kể từ khi hưởng ưu đãi về thuế GSP. Dự báo năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU sẽ duy trì được đà tăng trưởng và đạt trên 4 tỷ USD.

Thị trường Nhật Bản

Lại một lần nữa, dệt may của ta đã chứng tỏ được sự cố gắng của mình ở thị trường này vì kinh tế Nhật Bản bất ngờ rơi vào suy thoái do ảnh hưởng của việc tăng thuế tiêu thụ trong tháng 4/2014. GDP của Nhật Bản đã giảm 1,6% trong quý 3/2014 trong bối cảnh các gia đình hạn chế chi tiêu và các doanh nghiệp giảm đầu tư. Và trong ảnh hưởng của xu thế chung, tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của Nhật Bản năm 2014 ước đạt 40,59 tỷ USD, giảm 1% so với năm 2013.

Mặc dù vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2014 của Việt Nam vào Nhật Bản vẫn đạt 2,7 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2013, một mức tăng không nhỏ trong bối cảnh chung của thị trường Nhật Bản như vậy.

Không những thế, năm 2014 Việt Nam còn tăng được thị phần lên 6,61% từ mức 6,01% của năm 2013.

Việt Nam có thế mạnh là một trong những nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng với Nhật Bản. Việc các nhà đầu tư Nhật tăng đầu tư vào vùng sản xuất nguyên phụ liệu trong ngành Dệt may tại Việt Nam đã tạo cho ngành cơ hội tận dụng được lợi thế về quy tắc xuất xứ và từng bước đáp ứng được tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường khi xuất khẩu sang Nhật Bản.

Bởi vậy, sang năm 2015, dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản tiếp tục khả quan, có thể đạt 2,9 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2014.

Thị trường Hàn Quốc

Riêng với thị trường này có lẽ là đỡ vất vả hơn cho ngành trong năm qua và sẽ đem lại nhiều hy vọng hơn cho ngành trong năm tới vì nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Hàn Quốc có xu thế tăng mạnh, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2014. Năm 2014, thị phần của hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc đạt 16,4%, tăng so với năm 2013 là 2,1 điểm phần trăm.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2014 ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2013.

Còn sang năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc được dự báo có thể đạt 3 tỷ USD, tăng mạnh 26,6% so với năm 2014.

Chuẩn bị đón cơ hội mới

Các tín hiệu khả quan từ các cuộc đàm phán Khu mậu dịch tự do (FTA) song phương và đa phương của Việt Nam, nhất là Hiệp định với EU, Liên minh Hải quan Nga - Balarus -Kazakhstan và Hiệp định với Hàn Quốc và các tiến bộ trong đàm phán TPP thực sự là một lực hút quan trọng các nhà đặt hàng, các nhà đầu tư đến với dệt may Việt Nam, đặc biệt là đối với niềm hy vọng cải thiện thị phần tại Mỹ lên gần 10%, Nhật Bản gần 8% của ngành.

Chính vì vậy mà ngành đã có những thay đổi nhanh nhạy để nắm bắt những cơ hội mà những hiệp định này có thể mang lại.

Với đặc điểm các hiệp định đều quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ từ sợi (TPP), từ vải (EU) đồng thời cũng là phù hợp với chiến lược nâng cao giá trị gia tăng của ngành nên trong 2 năm 2015 - 2016 Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và các công ty con tập trung đầu tư các khu sản xuất nguyên liệu tập trung. Sở dĩ phải chú trọng đến nguyên phụ liệu vì hiện ta vẫn còn nhập nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu. Tuy nhiên, năm 2014, nhìn chung tất cả các loại nguyên liệu đều có mức tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Nếu xét riêng nguyên liệu nhập khẩu phục vụ xuất khẩu khoảng 12,8 tỷ USD thì ngành Dệt may vẫn có lượng xuất siêu khoảng 11 tỷ USD năm 2014. Những dự án về nguyên liệu tại các khu công nghiệp tập trung sẽ gồm có:

- Khu công nghiệp Phố Nối B với nòng cốt là Công ty Dệt 8-3 đầu tư sản xuất vải dệt thoi công suất 25 triệu mét/năm, mở rộng nhà máy dệt kim đang có từ 3.000 tấn - 5.000 tấn/năm, đầu tư thêm nhà máy sợi công suất 5.800 tấn/năm;

- Khu công nghiệp Khoái Châu: đối với hàng dệt kim nhẹ sẽ đầu tư nhà máy có công suất 3.000 tấn/năm cùng với đầu tư nhà máy sợi 3.000 tấn/năm;

- Khu công nghiệp Hòa Xá Nam Định: sẽ có nhà máy sản xuất vải dệt thoi 20 triệu mét/năm, vải yarn dyed 10 triệu mét/năm và 3 nhà máy sợi với tổng công suất trên 12.000 tấn/năm;

- Khu công nghiệp Nam Đàn và Hồng Lĩnh: nhà máy dệt kim công suất 3.000 tấn/năm, nhà máy sợi công suất 4.000 tấn/năm;

- Khu công nghiệp Quế Sơn Quảng Nam: nhà máy dệt kim công suất 3.000 tấn/năm, nhà máy sợi công suất 4.000 tấn/năm;

- Khu công nghiệp Hòa Khánh: nhà máy sản xuất vải dệt thoi công suất 25 triệu mét/năm;

- Khu công nghiệp Xuyên Á: nhà máy yarn dyed 10 triệu mét/năm và mở rộng nhà máy dệt kim từ 3.000 tấn lên 5.000 tấn/năm.

Ngoài ra, ngành sẽ đầu tư thêm trong 2 năm trên 200 chuyền may. Đến hết năm 2016 tổng năng lực sản xuất vải dệt thoi từ nguồn sợi tại chỗ sẽ tăng thêm trên 100 triệu mét (tăng 40% so với năng lực hiện nay); vải dệt kim tăng thêm 20.000 tấn/năm (tăng gấp đôi năng lực hiện nay); sợi các loại thêm 29.000 tấn/năm (tăng thêm 25% năng lực hiện tại). Với các chương trình đầu tư trên từ năm 2017, Vinatex có thể chủ động được trên 55% vải các loại trong chuỗi doanh nghiệp của mình. Tổng mức đầu tư ước gần 9.000 tỷ đồng.

Ngoài sự đầu tư vào cơ sở sản xuất ra, ngành còn có sự chuẩn bị tích cực để “tấn công” vào thị trường bằng việc thành lập mới Trung tâm Kinh doanh và cấu trúc lại chức năng bộ phận thị trường của Tập đoàn từ tham mưu thuần túy sang chức năng kinh doanh để tập trung kinh doanh cho các dự án tập đoàn đầu tư và liên kết các doanh nghiệp trong tập đoàn. Mục tiêu cuối cùng là nhằm hình thành chuỗi liên kết, khép kín quy trình sản xuất từ sợi dệt - nhuộm hoàn tất - may, đồng thời định hướng các doanh nghiệp chủ đạo chuyển dần qua đơn hàng FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) và ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm). Tập đoàn sẽ ký các cam kết bao tiêu sản phẩm vải cho các dự án.

Song song với những hoạt động “đón đầu” tích cực trên, Vinatex còn chú trọng đến chuẩn bị nhân lực, hình thành trung tâm đào tạo cán bộ quản lý cấp cao và trung của Tập đoàn tại 2 miền Nam, Bắc; xây dựng các chương trình đào tạo cho giám đốc nhà máy thời gian 3 - 6 tháng và sẽ tiếp tục tuyển dụng và đào tạo bổ sung cho các dự án, kể cả việc thuê các chuyên gia quản lý nhuộm hoàn tất nước ngoài để bố trí tại các dự án trọng điểm tại các khu công nghiệp Hòa Khánh, Phố Nối, Hòa Xá và Xuyên Á.