Định hướng phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn

Trong 3 ngày, từ 22 đến 24/10/2014, tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TP. HCM), phối hợp với Hiệp hội kỹ sư điện Nhật Bản ( Institute of Electrical Engineers ò Ja

Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (IC Design Research & Education Center – ICDREC), được giao tổ chức hội nghị này.

Hơn 50 giáo sư hàng đầu lĩnh vực thiết kế và chế tạo vi mạch đến từ Nhật Bản, Mỹ, Thụy Sĩ, Hàn Quốc…, đến tham dự hội thảo. Cùng đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND TP. Hồ Chí Minh, các sở, ngành, các chuyên gia, các nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực vi mạch. Đặc biệt, Phó Giáo sư – Tiến sỹ Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐHQG TP. HCM đã có những chia sẻ quan trọng tại hội nghị về sự phát triển của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại TP. Hồ Chí Minh.

 

PGS - TS Phan Thanh Bình - Giám đốc ĐHQG TP.HCM phát biểu tại hội nghị

Đây là một trong những sự kiện quan trọng trong lĩnh vực điện tử, CNTT tại TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam trong năm 2014. 4S-2014/A VIC 14, bao gồm hai hội nghị quốc tế: Hội nghị vi mạch và các công nghệ có liên quan lần thứ 3 (4 S – 2014) và hội nghị thiết kế mạch VLSI dạng Analog (AVIC) lần thứ 17, gọi tắt là AVIC 14.


4S/AVIC được diễn ra hai năm một lần, để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các kỹ sư và sinh viên trong nước gặp gỡ trao đổi thông tin, kinh nghiệm nghiệp vụ, các đồng nghiệp trên toàn thế giới. Đồng thời, kêu gọi sự tham gia của khối trường, viện, doanh nghiệp trên toàn quốc, nhằm tạo ra hệ sinh thái cho sự phát triển khoa học công nghệ liên quan đến bán dẫn – vi mạch và ứng dụng vi mạch vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.


Tại hội thảo quốc tế lần này, các đại biểu sẽ tham gia thảo luận hai chủ đề chính yếu: “Định hướng phát triển ngành công nghiệp vi mạch Việt Nam”, thứ hai là Nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực vi mạch”, nhằm định hướng của ngành công nghiệp vi mạch Việt Nam, tư vấn đề nghiên cứu cho ra sản phẩm đến đào tạo nguồn nhân lực.


Bên cạnh đó, còn có bốn chủ đề được trao đổi tại hội nghị xoay quanh: Thiết kế vi mạch (IC Design); Công nghệ và linh kiện IC ( Devices and IC Technology); Hệ thống tích hợp IC ( IC Systems) và ứng dụng vi mạch (Application IC). Về phía Nhật Bản cũng có chủ đề: Những nghiên cứu mới về lĩnh vực đóng gói vi mạch tại Nhật Bản.


Theo PGS – TS Phan Thanh Bình, ngành công nghiệp bán dẫn là một trong những ngành công nghiệp hạt nhân của công nghiệp điện tử, với mức tăng trưởng hàng năm là 10%. Với tầm quan trọng của ngành vi mạch, trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam, cũng như lãnh đạo chính quyền TP. Hồ Chí Minh, đã đưa ra các chính sách ưu đãi và cơ chế thông thoáng, nhằm thu hút sự đầu tư và tạo nhiều cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp còn khá non trẻ này tại Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng.


Trong thời gian qua, ĐHQG TP. HCM đã có sự đột phá trong cả nước, về việc mạnh dạn đi đầu trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu & chuyển giao các sản phẩm công nghiệp vi mạch vào trong cuộc sống.


Cụ thể hơn, đội ngũ các nhà nghiên cứu- thiết kế của trường, đã cho ra thị trường các sản phẩm chip vi mạch như: chip Sigma K 3, chip VN8-01, chip VN 16-32, chip RFID HF, chip sinh học, đồng hồ điện tử, khóa container, hộp đen xe hơi và xe máy…, trong đó, điểm đặc biệt là sau gần 10 năm hình thành ICDREC, đến nay ĐHQG TP HCM đã chuyển giao và đưa ra thương mại con chip 8 Bit đầu tiên tại Việt Nam mang thương hiệu SG8 V1, do đội ngũ kỹ sư ICDREC thiết kế. Đồng thời, đã hình thành lên cộng đồng nghiên cứu và đào tạo về lĩnh vực vi mạch tại các trường thành viên trong ĐHQG TP HCM.


Với chiến lược của ĐHQG TP. HCM trong việc tạo cầu nối, diễn đàn cho các nhà khoa học, các công ty trong nước về lĩnh vực vi mạch bán dẫn, tìm kiếm những mối quan hệ hợp tác với các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các doanh nghiệp Nhật Bản. Đồng thời đây là dịp để các nhà khoa học Việt Nam - Nhật Bản có điều kiện hơn để trao đổi các kết quả nghiên cứu mới trong hợp tác phát triển giữa 2 quốc gia.

Trao giải cho các tác giả đạt giải cuộc thi thiết kế vi mạch được khởi động từ năm 2013

Ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc Trung tâm ICDREC chia sẻ thêm tại hội nghị, ĐHQG TP. HCM đã có sự đột phá trong việc mạnh dạn đi đầu trong cả nước về lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu – chuyển giao các sản phẩm vi mạch vào trong cuộc sống. Điều này đã chứng minh qua các sản phẩm chip vi mạch do đội ngũ nhà nghiên cứu ĐHQG TP. HCM thiết kế, đặc biệt là gần đây, chip 8 Bit đầu tiên tại Việt Nam mang thương hiệu SG8V1 do đội ngũ ĐHQG thiết kế đã được thị trường đón nhận tích cực.


Trong khuôn khổ của hội nghị, ban tổ chức đã trao giải cho cuộc thi thiết kế vi mạch được phát động từ đầu năm 2013 cho các tác giả. Hội nghị sẽ kết thúc vào ngày mai 24/10/2014.

Hồng Lực