Doanh nghiệp nói gì về Dự thảo Nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ?

"Tiếp cận dự thảo Nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT/CNPT), với cách trình bày lưu loát, có phân tích, đánh giá sâu, thể hiện sự nghiên cứu kỹ lưỡng, phương pháp làm việc khoa học của cơ qu
Đó là phát biểu của ông Trần Anh Vương - Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ, Giám đốc Công ty Bắc Việt tại Hội thảo tham vấn dự thảo Nghị định về phát triển CNHT do Bộ Công Thương tổ chức ngày 25/9/2014.

Ý kiến đóng góp của doanh nghiệp


Ông Trần Anh Vương - Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ, Giám đốc Công ty Bắc Việt: Doanh nghiệp chúng tôi chuyên cung cấp linh kiện cho Canon và Samsung. Thuế cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo để phát triển CNPT rất tốt, nhưng thuế cho doanh nghiệp cụ thể là các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ chưa tốt, cần phải tránh cơ chế xin cho. Về tín dụng, đối với dự án mới chưa tới 20% cần phải được ưu đãi, ưu tiên. Sau Nghị định cần phải có ngay Thông tư hướng dẫn.



Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty ô tô Trường Hải: Sản xuất CNPT rất đa dạng, cung cấp cho rất nhiều ngành nghề và nhiều khâu đầu vào, do đó cần phải đẩy mạnh phát triển. Trong từng ngành nghề cần phải có chế tài để có được lối ra, có đầu vào cho doanh nghiệp phụ trợ. Quá trình sản xuất sản phẩm CNPT là sự liên kết giữa các nhà sản xuất, công nghệ và quyền làm là của các nhà cung cấp, do đó chính sách đưa ra cần phải có sự phối kết hợp để tạo được đầu vào cho doanh nghiệp phụ trợ liên doanh với doanh nghiệp trong nước. Chi phí đào tạo, chi phí sản xuất thử rất lớn cần phải đánh giá như thế nào? Ưu đãi về thuế, đây là mức ưu đãi cao nhất, làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận được? kinh phí ưu đãi tiền thuê đất lấy từ đâu?... 

Bà Đào Thị Thu Huyền - Đại diện Công ty Canon Việt Nam: Nghị định là cú huých rất tốt cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phát triển CNHT. Canon là đơn vị có tỷ lệ sản phẩm nội địa hóa cao, tới 65%. Nhưng một số sản phẩm của doanh nghiệp không có trong danh sách lĩnh vực ưu tiên, ví dụ như có linh kiện điện tử nhưng chưa có linh kiện điện, bán dẫn (mo tơ, dây cáp, conector...); cơ khí đã có ốc vít, cán nhưng chưa có lò xo; nguyên vật liệu để sản xuất các linh kiện nhựa, đóng gói sản phẩm thô như băng dính chưa có. Doanh nghiệp muốn được gửi danh mục các linh kiện để Ban soạn thảo xem xét bổ sung. Doanh nghiệp mở rộng sản xuất từ những công ty con có thuộc đối tượng để được hưởng ưu đãi, nếu không thì doanh nghiệp cũng mong muốn được bổ sung, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển CNHT.


Ông Mai Văn Đáng - Giám đốc Công ty TNHH Mai Văn Đáng: Doanh nghiệp chúng tôi sản xuất phụ tùng xe máy và ô tô. Thị trường ngành CNHT ô tô và xe máy ở Việt Nam không nhỏ; về công nghệ cũng không phải là khó. Vậy tại sao CNHT Việt Nam vẫn không phát triển? Theo tôi, phải có bàn tay của Nhà nước, phải có công cụ của Nhà nước can thiệp như: chính sách thuế, chất lượng hàng hóa...








Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam: Dự thảo lần này đã sửa đổi nhiều, có nhiều ưu đãi. Tôi chỉ băn khoăn về việc tổ chức thực hiện để Nghị định đi vào cuộc sống, cần có cơ chế một cửa; tiêu chí, cách thức đánh giá doanh nghiệp, hoặc dự án dễ đọc, dễ hiểu và thực hiện. Chính phủ phải là cầu nối doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI; Tập hợp danh mục các doanh nghiệp FDI cung cấp phụ tùng, linh phụ kiện...




Bà Lê Thị Thanh Hằng - Giám đốc Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô xe máy Hưng Yên: Công ty sản xuất phụ tùng, gia công hoàn chỉnh các chi tiết đúc, đối tượng của doanh nghiệp là các công ty nước ngoài. Để một doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển có thêm sức lực rất cần có các chính sách ưu đãi về thuế thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi vay vốn ngân hàng,,, nhưng chính sách, giải pháp cần lưu tâm đến hỗ trợ hiệu quả, có tính chuyên nghiệp, chuyên sâu, vì đầu tư tập trung, tính chuyên sâu cao thì chất lượng sẽ tốt, giá cả cũng rẻ hơn, tránh việc hỗ trợ đầu tư lãng phí.




Ông Hoàng Minh Trí - Giám đốc Công ty TNHH 4P: Dự thảo đã đạt được mong muốn của doanh nghiệp nhưng cái khó là khi thực hiện vẫn không được như kỳ vọng, còn có khoảng cách giữa mong muốn của Chính phủ và kỳ vọng của doanh nghiệp. Điểm rất phù hợp là Dự thảo không phân biệt ai đó, mà tất cả các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ cùng với các chủ thể khác cấu thành để phát triển CNHT, rất thuận tiện cho việc thực hiện. Băn khoăn không biết Dự thảo áp dụng cho dự án lớn hay chỉ là dự án đủ tiêu chuẩn. Cần có chính sách ưu đãi để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tế.



Để Nghị định đi vào cuộc sống


Ông Trương Thanh Hoài - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nặng (Bộ Công Thương): Ban soạn thảo tiếp thu những ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước để hoàn thiện Dự thảo Nghị định về phát triển CNHT trình Chính phủ. Trong quá trình soạn thảo, hoàn thiện Dự thảo Nghị định, Ban soạn thảo cũng đã soạn thảo sơ bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương, khi Nghị định có hiệu lực thực thi thì các văn bản hướng dẫn, các thông tư, quyết định của Thủ tướng kèm theo cũng sẽ được ban hành kịp thời để Nghị định đi vào cuộc sống.
05 nhân tố làm cho CNHT Việt Nam chưa phát triển:

1. Thị trường nội địa: Dung lượng và sự chi phối
2. Năng lực doanh nghiệp (tư nhân, quy mô nhỏ và vừa)
3. Chính sách của Chính phủ: "kéo" và "đẩy"
4. Nguồn nhân lực kỹ thuật
5. Năng lực khoa học công nghệ quốc gia

Tổ biên tập Dự thảo Nghị định về CNHT

Toàn cảnh Hội thảo.