Khởi động dự án: Giảm phát thải khí nhà kính và các chất làm suy giảm tầng ô – zôn

Ngày 21/10/2014 tại Hà Nội, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), đã phối hợp tổ chức Hội thảo Khởi động Dự á

Đây là dự án quan trọng, đầu tiên tại Việt Nam, giải quyết đồng thời hai vấn đề, giảm thiểu biến đổi khí hâụ và bảo vệ tầng ô –zôn. Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu, đại diện các bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp tư nhân trong nước, hiệp hội kho lạnh và bảo quản, các cơ quan Liên hiệp quốc…

Được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt vào 26/09/2014, dự án này được Quỹ bảo vệ Môi trường toàn cầu tài trợ, trong đó UNIDO là đơn vị triển khai thực hiện.

Theo cam kết trong  ghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô – zôn (mà Việt Nam phê chuẩn tham gia tháng 01 năm 1994), đến cuối năm 2014, Việt Nam sẽ loại trừ hoàn toàn tiêu thụ hơn 500 tấn chất HCFC – 141b, sử dụng trong lĩnh vực sản xuất xốp cách nhiệt và từ 01/01/2015, bảo đảm tuân thủ nghĩa vụ loạị trừ 10% lượng tiêu thụ các chất HCFC. Vì thế từ nay đến 2019, Việt Nam sẽ phải loại trừ tiêu thụ 900 tấn trên tổng số 3.600 tấn HCFC, chủ yếu là HCFC – 22, còn gọi là ga lạnh (R - 22), sử dụng trong lĩnh vực điều hòa không khí và kho lạnh thủy sản. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với Việt Nam, bởi hiện nay chưa có chất thay thế hoàn hảo cho R - 22 trong lĩnh vực trên. Đối với hệ thống kho lạnh, đã có nhiều doanh nghiệp chuyển sang sử dụng ammoniac, tuy nhiên chất này lại rất độc, có hại cho sức khỏe con người.

Đến 2019, phải loại trừ tiêu thụ 900 tấn trên tổng số 3.600 tấn HCFC, chủ yếu là HCFC – 22, là một thách thức lớn đối với Việt Nam

Với vai trò đơn vị thực hiện, UNIDO cho biết, mục tiêu dự án nhằm thay đổi hiện trạng làm lạnh công nghiệp tại Việt Nam, tập trung chủ yếu vào HCFC -22 một môi chất làm lạnh làm suy giảm tầng ô – zôn, tác nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu.

UNIDO cho biết, Dự án có tổng khi phí hơn 2 triệu USD, nhằm hướng tới kết quả là công nghệ  làm lạnh công nghiệp với chỉ số tiềm năng làm nóng trái đất thấp, được trình diễn triển khai và chuyển giao thành công tại Việt Nam.

Dự án bao gồm 3 hợp phần là: Hỗ trợ chính sách quy định; Chuyển giao công nghệ; Nâng cao nhận thức và có các cơ chế cho cơ sở trình diễn chuyển đổi; Tài chính hỗ trợ các nhà máy sử dụng hệ thống làm lạnh (để thay thế cơ sở máy móc sang công nghệ mới); Tạo ra một kho kiến thức ở địa phương về các môi chất lạnh thay thế thông qua đào tạo và nâng cao năng lực. Trong hợp phần chuyển giao công nghệ, Dự án sẽ thúc đẩy việc nâng cấp thiết bị tại các đơn vị được trình diễn (được lựa chọn) nhằm vận hành tiết kiệm năng lượng và thân thiện với khí hậu và ô – zôn. Bên cạnh đó, Quỹ Môi trường Việt Nam cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp quan tâm đến việc chuyển đổi, chuyển giao công nghệ thông qua hình thức vốn vay mềm.