Khuyến công Vĩnh Phúc: Nghiệm thu đề án hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị sản xuất mộc

Vừa qua, Trung tâm Khuyến công và TVPTCN Vĩnh Phúc đã phối hợp với phòng Công Thương huyện Yên Lạc, UBND xã Yên Phương và hai cơ sở sản xuất mộc là cơ sở Nguyễn Văn Thắng và cơ sở Nguyễn Văn Hùng tiến

Anh Nguyễn Văn Thắng và anh Nguyễn Văn Hùng là chủ hai cơ sở sản xuất, xuất phát từ người thợ đi làm thuê sau khi có tay nghề đã về mở xưởng sản xuất nhỏ quy mô hộ gia đình nên ban đầu cơ sở có trang thiết bị còn thô sơ và cơ sở vật chất chưa được đầu tư trang bị, các đơn đặt hàng chủ yếu là các hộ gia đình trong xã. Nhưng lấy chất lượng và uy tín đặt lên hàng đầu, hai anh đã có nhiều đơn đặt hàng quy mô lớn ở các nơi khác trong và ngoài tỉnh. Năm 2014, hai anh đã bắt tay xây dựng lại nhà xưởng và đầu tư thêm máy móc thiết bị. Cụ thể, cơ sở Nguyễn Văn Thắng đã quyết định đầu tư thêm máy đa năng và máy cuốn bào; cơ sở Nguyễn Văn Hùng đầu tư máy đa năng và máy trục.

Việc đầu tư mới máy móc thiết bị đã giải phóng sức lao động, vận hành an toàn hơn cho người công nhân, tạo ra sản phẩm có mẫu mã đẹp, độ chính xác cao và tạo ra công suất sản xuất lớn. Sau khi đưa máy móc vào sử dụng, cơ sở Nguyễn Văn Thắng dự kiến doanh thu 1,8 tỷ đồng/năm, quy mô sản phẩm 15m3/tháng (trước khi chưa đầu tư thêm máy thì quy mô là 9m3/tháng) tạo việc làm ổn định cho 8 lao động với mức thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng. Với cơ sở Nguyễn Văn Hùng, dự kiến doanh thu đạt 1,6 tỷ đồng/năm, quy mô sản phẩm 12m3/tháng (trước khi chưa đầu tư thêm máy thì quy mô là 7m3/tháng) tạo việc làm ổn định cho 6 lao động với mức thu nhập 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Tại buổi nghiệm thu, hai cơ sở có kiến nghị với Trung tâm khuyến công và chính quyền địa phương trong thời gian tới, tiếp tục hỗ trợ cơ sở đào tạo thêm nguồn lao động có tay nghề cao và có chính sách ưu đãi cho cơ sở được mở rộng diện tích sản xuất, cũng như có những hướng dẫn để cơ sở giải quyết được vấn đề môi trường, đảm bảo điều kiện an toàn cho người lao động và dân cư sống ở khu vực xung quanh.