Loại bỏ bóng đèn sợi đốt thông qua việc chuyển đổi thị trường chiếu sáng

Ngày 20/10/2014, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam phối hợp với Dự án “Loại bỏ bóng đèn sợi đốt thông qua việc chuyển đổi thị trường chiếu sáng tại Việt Nam” đã tổ chức Hội nghị phổ biến các tiêu ch

Trong xu thế phát triển ngày nay, việc bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, vấn đề môi trường ngày càng trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, việc thay đổi cách sử dụng năng lượng đang được đặt ra và cần cấp thiết thực hiện. Trong đó, chuyển đổi thị trường bóng đèn hiệu suất năng lượng thấp sang thị trường bóng đèn hiệu suất năng lương cao là một giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải nhà kính hiệu quả và rất thực tế. Các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng như đèn compact, đèn LED nhìn chung có nhiều ưu điểm vượt trội so với bóng đèn sợi đốt, tiết kiệm được nguồn năng lượng đáng kể khi sử dụng, khả năng chiếu sáng lớn hơn và tuổi thọ cao hơn so với bóng đèn sợi đốt.

Tuy nhiên, việc loại bỏ bóng đèn sợi đốt vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để và còn gặp nhiều trở ngại như giá thành của các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng vẫn khá cao so với bóng đèn sợi đốt, cũng như thói quen sử dụng bóng đèn sợi đốt của người tiêu dùng. Ngoài ra, thủy ngân trong các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng cũng đặt ra vấn đề nan giải về rác thải có hại cho sức khỏe con người cũng như cho môi trường. Điều này đặt ra vấn đề phải có một tiêu chuẩn nhất định cho việc sử dụng thủy ngân trong các bóng đèn tiết kiệm năng lượng.

Dự án Chiếu sáng tại Việt Nam là dự án thực hiện các hoạt động hỗ trợ phương pháp, pháp lý và kỹ thuật cho việc loại bỏ dần bóng đèn sợi đốt tại Việt Nam bằng việc thúc đẩy sản xuất, sử dụng bóng đèn huỳnh quang, compact và đèn LED. Được sự hỗ trợ của dự án, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam tổ chức hội nghị phổ biến tiêu chuẩn này với mục đích nhằm cập nhật một số tiêu chuẩn mới.

Khai mạc hội nghị, bà Ngô Thị Ngọc Hà – Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam cho biết, cuối năm 2013, Việt Nam đã tham gia ký Công ước Minamata về thủy ngân tại Hội nghị đại diện quốc gia, diễn ra tại Minamata Nhật Bản. Nội dung chính của bản Công ước là đưa ra những quy định để kiểm soát hoạt động liên quan đến sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh phân phối vận chuyển, chuyển dụng, lưu trữ và thải bỏ thủy ngân nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường… Nhằm góp phần vào thực hiện Công ước này, năm 2013 Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành xây dựng và công bố TCVN 10172:2013 về phương pháp chuẩn bị mẫu để đo mức thủy ngân trong bóng đèn huỳnh quang và mức thủy ngân tối đa trong bóng đèn lần đầu tiên được đưa vào tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng đối với bóng đèn huỳnh quang và huỳnh quang compact với những yêu cầu khuyến cáo.

Hội nghị đã tổng kết lại những vấn đề có liên quan đến việc thay thế bóng đèn sợi tóc bằng bóng đèn tiết kiệm năng lượng. Các báo cáo viên lần lượt trình bày những vấn đề về năng lực thử nghiệm với thủy ngân hiện nay, thuận lợi và thách thức cũng như nắm bắt được những tiêu chuẩn của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực chiếu sáng.

Các đại biểu đã có một cuộc thảo luận sôi nổi về Dự thảo sửa đổi TCVN 7896:2014, bóng đèn huỳnh quang compact - Hiệu suất năng lượng và dự thảo TCVN 10485 (IEC/PAS 62717) Mô đun LED dùng cho chiếu sáng thông dụng - Yêu cầu về tính năng. Từ đó, hội nghị đã giải quyết được nhiều vấn đề khúc mắc liên quan tới Dự thảo.