PC Hải Phòng làm tốt công tác cải tạo lưới điện

Trên địa bàn Hải Phòng hiện tại có 143 xã, trong đó hầu hết đường dây hạ thế nông thôn trước khi PC Hải Phòng tiếp nhận đều xuống cấp do được xây dựng từ lâu (trên dưới 30 năm). Hệ thống cũ được xây d

Năm 2008, Công ty đã tiếp nhận từ 76 xã với 742 km đường dây hạ áp nông thôn, gần 123 nghìn công tơ lẻ, từ đó bán điện trực tiếp tới những xã này. Ngay sau khi tiếp nhận, công ty đã thực hiện dự án cải tạo nâng cấp lưới điện hạ áp nông thôn, thay toàn bộ hộp công tơ theo tiêu chuẩn. Nhờ tập trung nguồn lực đầu tư mạng lưới điện, chất lượng điện năng được cải thiện rõ rệt. Tổn thất điện năng (TTĐN) khu vực sau khi tiếp nhận đã giảm xuống còn 9,3%.

Trong số 76 xã tiếp nhận, trong những năm 2010 đến 2012, công ty đã thực hiện cải tạo nâng cấp hoàn chỉnh lưới điện của 24 xã với trị giá 117 tỷ đồng. Từ năm 2013, công ty tiếp tục triển khai cải tạo lưới điện hạ áp các xã còn lại với tổng giá trị khoảng 170 tỷ đồng.

Từ năm 2014 đến 2015, công ty đầu tư xây dựng 7 công trình, trị giá trên 370 tỷ đồng và 9 công trình lưới điện trung hạ thế với giá trị 810 tỷ đồng.

Ngay từ  đầu năm 2014,  công ty đã đặt mục tiêu trọng tâm là  cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững QPAN trên địa bàn thành phố. Hàng tháng, quý, công ty thường xuyên chỉ đạo các đơn vị thực hiện khảo sát tình trạng lưới điện đề xuất các giải pháp và phương án đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn để củng cố năng lực vận hành lưới điện chống quá tải mùa hè, phục vụ điện cho các ngày lễ lớn. Dự báo trước tình hình sử dụng điện mùa nắng nóng, công ty chủ động xây dựng phương án cấp điện và kế hoạch chống quá tải. Cụ thể, đã luân chuyển MBA chống quá tải các trạm 110kV Lê Chân, Cửu Long; nâng công suất chống quá tải 115 TBA phân phối (trong đó hoán đổi 61 MBA; thay mới 54 MBA).

Công ty cũng đầu tư xây dựng lưới điện và cải tạo chống quá tải ở nhiều khu vực. Đó là  công trình cải tạo lưới điện 10kV lên 35kV khu vực Thủy Sơn, Kỳ Sơn, Kênh Giang chống quá tải huyện Thủy Nguyên ( 68 TBA); công trình cải tạo lưới điện 10kV lên 35kV khu vực huyện Vĩnh Bảo ( 27 TBA); công trình cải tạo lưới điện 10kV lên 35kV nhánh Bát Trang chống quá tải khu vực An Lão (12 TBA); công trình đường dây 110kV Đồng Hòa-Thái Bình; công trình lắp đặt MBA 63MVA trạm 110kV Cửa Cấm; công trình chống quá tải TBA 110kV Vĩnh Bảo, TBA 110kV Cát Bi; công trình chống quá tải khu vực Đồ Sơn, công trình sửa chữa thanh cái TBA 110kV An Lạc, công trình đường dây và TBA 110KV Tiên Lãng, nâng  công suất TBA 110kV Kiến An từ 25MVA lên 40MVA… Tổng vốn đầu tư cho công tác ĐTXD cải tạo và chống quá tải lưới điện đảm bảo cung cấp điện trong năm 2013-2014  khoảng 450 tỷ đồng. 

Ngoài ra, công ty cũng triển khai 95 hạng mục công trình cải tạo sửa chữa lớn  lưới điện với tổng giá trị khoảng 116 tỷ đồng; tu sửa thường xuyên 55 tỷ đồng.


Công ty cũng xây dựng kế hoạch triển khai các dự án chống quá tải trong thời gian tới như công trình cải tạo lưới điện 6kV lên 22kV khu vực quận Kiến An; chống quá tải trạm trung gian Quán Trữ; cải tạo từ 10 lên 35kV khu vực huyện Tiên Lãng; xây dựng mới các TBA phân phối chống quá tải lưới điện hạ thế khu vực: Hải An, Lê Chân, Vĩnh Bảo, An Dương, Thủy Nguyên, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng...

Ông Vũ Đức Hoan- Giám đốc Công  ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng cho biết: Hệ thống lưới điện trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã và đang thay đổi khá rõ rệt. Gần đây, nhu cầu về điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt tại một số xã, thị trấn đang tăng đột biến trong các tháng cuối năm, đăc biệt tập trung cao điểm vào những ngày trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Vì vậy, để người dân ngày càng được nâng cao chất lượng sử dụng điện hơn nữa nhằm ngăn ngừa sự cố mất điện do quá tải đồng thời để đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, PC Hải Phòng đã tích cực phối hợp cùng chính quyền các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền cho các hộ dùng điện dưới nhiều hình thức, giúp người dân nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn- tiết kiệm- hiệu quả. Từ những nội dung tuyên truyền có ý nghĩa thiết thực, người dân đã biết cách hạn chế dùng các thiết bị điện có công suất lớn, đặc biệt là không dùng cùng lúc nhiều thiết bị có công suất lớn như bình nước nóng, bàn là, ấm điện siêu tốc, điều hòa...vào những giờ cao điểm từ 17h- 20h, từ đó góp phần làm giảm nguy cơ quá tải cục bộ lưới điện, gây sự cố mất điện toàn khu vực.