Phân NPK đa yếu tố chuyên dùng Văn Điển cho cây cà phê chè Tây Bắc

Giải pháp cải tạo nâng cao chất lượng cây cà phê chè khu vực miền núi phía bắc bằng các biện pháp bổ sung phân bón đa chất, cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết để cây phục hồi và phát triển khỏe mạn

Vùng cà phê chè tiềm năng, cây làm giàu cho bà con Tây Bắc

Cà phê chè (Arabica) - CPC cho sản phẩm cà phê có hương vị thơm khác với cà phê vối (CPV - Robusta) cho ra sản phẩm có vị đậm, phối trộn 2 loại cà phê này theo một tỷ lệ nhất định cho ra sản phẩm hài hòa cả hương và vị cà phê thơm ngon. Tuy nhiên, CPC cho năng suất thấp chỉ bằng 50% của CPV, nên giá cũng cao hơn gấp đôi, giá CPV nhân khoảng 45.000 đ/kg, trong khi đó CPC khoảng 100.000 đ/kg. Chỉ cần đạt 2 tấn nhân/ha (tương đương 10 tấn quả tươi), nhà vườn đã có thu nhập gần 200 triệu đồng/năm với chi phí khoảng 50%. Khác CPV, CPC ưa nơi mát và hơi lạnh, có nhiệt độ chênh lệch ngày đêm cao, nóng và mưa nhiều vào mùa hạ, lạnh và khô vào mùa đông, phạm vi thích hợp từ 18oC - 25oC. Do yêu cầu về nhiệt độ như vậy nên CPC thường được trồng ở miền núi có độ cao từ 600 - 2.500m. Vùng Tây Bắc có khí hậu, chất đất thuận lợi phát triển CPC, chất đất Tây Bắc có những loại đất khá phổ biến trong nhóm đất đỏ vùng (F) như đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (FK) và loại đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv), đất đỏ vùng trên đá sét và biến chất (Fs)… với tầng canh tác dày 0,5 – 2 m, cây CPC ở đây sinh trưởng xanh tốt cho sản lượng cao, nhiều nơi có thể thích hợp trồng loại cây có giá trị cao này. Cùng với sự sôi động của thị trường cà phê, diện tích CPC ở các tỉnh Tây Bắc đã liên tục tăng mạnh. Trong khi đó, theo báo cáo của Cục Trồng trọt, đến hết năm 2011, tổng diện tích CPC ở vùng Tây Bắc (chủ yếu tại Sơn La và Điện Biên) đã lên tới gần 9.000 ha. Quy hoạch diện tích cây CPC đến năm 2020 tại tỉnh Sơn La sẽ ổn định khoảng 10.000 ha; tỉnh Điện Biên sẽ khoảng trên 6.000 ha; tổng diện tích CPC ở 2tỉnh này sẽ lên tới trên 16.000 ha, thành phố Sơn La (1.515ha), huyện Mai Sơn (1.489ha) và huyện Thuận Châu (385ha).Ở Điện Biên, CPC được trồng nhiều tại Mường Ảng, Tuần Giáo, thay thế một phần cây lương thực, trở thành cây trồng giúp bà con dân tộc xóa đói giảm nghèo, trở thành các hộ khá giả.

Các khó khăn và giải pháp

Đặc điểm đất vùng trồng CPC Tây Bắc hầu hết là đất đồi dốc, hàng năm lượng đất màu bị trôi rửa, xói mòn tới 200 tấn/ha/năm, tại các lô cà phê chưa đầu tư biện pháp cải tạo đất và chống sói mòn, đầt bị thoái hoá, cây sinh trưởng xấu. Trong một thời gian dài canh táccây cà phê, hầu hết nông dân chỉ quan tâm làm thế nào để đạt năng suất cao nhất, chứ ít ai quan tâm đến sự bền vững của môi trường sinh thái, dẫn đến nhiều vùng đất trở nên cằn cỗi. Việc canh tác thiếu bền vững, bón phân thiếu cân đối, không những dẫn đến hệ sinh vật có lợi cho đất ngày càng ít đi mà các triệu chứng thiếu chất trung vi lượng cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên cây cà phê. Các triệu chứng này đều thể hiện trên lá, như lá nonbị mất màu xanh và biến dạng, các đốt đầu ngọn cành, ngọn thâncà phêngắn lại, lá chuyển vàng bị mất màu xanh hay bị cháy, rụng quả hàng loạt, quả hạt lép, hương vị cà phê không còn như khi đất mới trồng.

Trong quy trình kỹ thuật, phân bón không đủ liều lượng, bón không cân đối, nặng về đạm và NPK thông thường, thiếu phân hữu cơ, nên suy giảm các chất trung vi lượng, cuối vụ khi cà phê vào chắc thường bị hạn nên quả hạt lép, năng suất, chất lượng cà phê bị giảm. Để nâng cao năng suất và sản lượng, chất lượng, giảm tỷ lệ lép xuống dưới 10%, tăng tỷ lệ quả tươi/nhân (6,5), vấn đề phân bón đặc biệt phải bù đắp các trung, vi lượng thiếu hụt là giải pháp tồi ưu bằng Phân bón chuyên dụng NPK Văn Điển cho cây CPC.

Để khắc phục sự thiếu các chất trungvi lượng, hiện nay đối với cây CPC Tây Bắc, Công ty Phân Lân nung chảy Văn Điển đã nhiều năm nay cung ứng cho thị trường các mác phân đa yếu tố chuyên dụng cà phê nổi tiếng với giá thành rẻ, chất lượng tốt, nhằm cung cấp đầy đủ, cân đối 19 yếu tố dinh dưỡng. Trong đó, ngoài các yếu tố đa lượng (NPK) còn chứa nhiều các yếu tố như canxi, magie, silic, lưu huỳnh, và các chất vi lượng như Bo, Mo, Zn, Cu… nhằm giúp cây cân đối giữa các chất dinh dưỡng ổn định năng suất. Đặc biệt, trong đó vi chất Bo rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của cây, giúp sự hình thành và phân hóa mầm hoa tăng cường sức sống thụ phấn, tăng tỉ lệ đậu quả, giúp giảm rụng hoa và trái non.

Dinh dưỡng đa chất cho cây cà phê

Lân Nung chảy Văn Điển là loại phân đa chất, ngoài chất dinh dưỡng chính là lân (P2O5) còn có các chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng và cải tạo đất như Vôi (canxi), Manhe, Silic, Đồng, Bo, Mangan, Kẽm, Molipđen, Coban,… Lân Văn Điển có tính kiềm (pH: 8 – 8.5), không độc hại, không tan trong nước mà tan trong môi trường axit yếu do rễ cây tiết ra, nên khi bón xuống ruộng không rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ. Nếu cây sử dụng không hết, thì các chất trong lân Văn Điển vẫn còn được giữ lại trong đất cung cấp cho cây trồng vào vụ sau.

Bón phân NPK Văn Điển giúp cho cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt, giúp cây cà phê hạn chế các loại sâu bệnh như: rệp sáp, rệp vẩy, bọ xít, bệnh gỉ sắt, đốm mắt cua. Nguyên nhân là phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp các chất dinh dưỡng cân đối và hợp lý theo nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của cây cà phê, trong đó có vai trò của các chất trung và vi lượng cũng rất cần thiết. Các chất trung lượng: Lưu huỳnh, Manhe, Canxi rất cần thiết cho cây cà phê, nhất là trong mùa khô, giúp cho hoa nở tốt, tỷ lệ đậu quả cao, năng suất chất lượng tốt. Nếu thiếu lưu huỳnh, lá non, mỏng giòn chuyển vàng; Thiếu manhe, canxi cây yếu dễ gẫy cành, rụng quả; Thiếu vi lượng cây cằn cỗi, lá non nhàu hoặc dài ra, hạt phấn kém phát triển, tỷ lệ đậu quả thấp. Các nguyên tố vi lượng còn giúp cà phê tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh và điều kiện nắng nóng trong mùa khô. Từ hiệu quả của phân bón Văn Điển bón cho cây cà phê, trong những năm qua Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã phối hợp với các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trường đại học nông nghiệp trong nước làm ra dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây cà phê phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Tây Bắc. Dòng sản phẩm gồm 4 loại phân bón: Phân đa yếu tố: 10.12.5; phân đa yếu tố: 12.8.12; Phân đa yếu tố: 12.12.12; Phân đa yếu tố: 16.6.16. Bốn loại phân bón trên có thành phần dinh dưỡng từ: 60 - 75%. Trong đó, các chất trung lượng và vi lượng từ 22 - 42%.

Cách bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cà phê kinh doanh

Phải thường xuyên xới xáo quanh gốc cây để diệt cỏ và tạo độ tơi xốp cho đất quanh cây cà phê. Sau khi xới xáo, dùng rác và cỏ ủ gốc cho cây cà phê. Bón phân Đa yếu tố NPK chuyên dụng kết hợp với phân hữu cơ hợp lý, đầy đủ nhằm giúp cây cà phê sinh trưởng, phát triển tốt để tăng sức chống chịu với sâu bệnh. Đặc biệt, khi cây cà phê phát triển nhiều cành lá xum xuê, rậm rạp sẽ tăng độ che kín thân cây góp phần cản trở sự tấn công của sâu đục thân và sâu tiện vỏ cà phê.

+ Khối lượng phân nguyên chất:

Tuổi cà phê

Khối lượng phân nguyên chất (Kg/ha/năm)

N

P2O5

K2O

Trồng mới (năm 1)

40-50

150-180

30-40

Chăm sóc năm thứ 2

70-95

80-90

50-60

Chăm sóc năm thứ 3

160-185

80-90

180-210

Kinh doanh chu kỳ 1

255-280

90-120

270-300

Cưa đốn (nuôi chồi)

115-140

150-180

120-150

Kinh doanh chu kỳ 2

225-280

90-120

270-300

+ Khối lượng phân thương phẩm:

Tuổi cà phê

Khối lượng phân thương phẩm (Kg/ha/năm)

Urê

Lân Nung chảy

Kaliclorua

Trồng mới (năm 1)

70-108

909-1.090

50-67

Chăm sóc năm thứ 2

152-206

485-545

84-100

Chăm sóc năm thứ 3

347-401

485-545

300-350

Kinh doanh chu kỳ 1

553-607

545-727

451-501

Cưa đốn (nuôi chồi)

250-304

909-1.090

200-250

Kinh doanh chu kỳ 2

553-607

545-727

451-501

(Ghi chú: Căn cứ định lượng phân bón trên, tùy theo từng giống cà phê và mật độ trồng để tính toán điều chỉnh lượng phân cho phù hợp với từng mật độ trồng trên một đơn vị diện tích).

Để đạt năng suất cao nhất cho cây cà phê kinh doanh (cà phê sau trồng từ năm thứ 4 trở đi): 1 năm có 3-4 đợt bón bằng Phân NPK đa yếu tố chuyên dùng Văn Điển:

Đợt 1 (bón vào tháng 4 tháng 5 đầu mùa mưa): Bón thúc ra hoa, dùng NPK: 10.12.5, lượng bón 0.5 – 0.7 kg/cây.

Đợt 2 (bón tháng 6 tháng 7): Bón đậu quả và nuôi quả, sử dụng NPK 12.8.2 hoặc NPK: 12.12.12, lượng bón 0.7 – 0.9 kg/cây.

Đợt 3 (bón tháng 8 tháng 9): bón thúc quả lớn và tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng vào hạt cà phê, đồng thời tái tạo cành, lá cho quả năm sau, hạn chế rụng quả, sử dụng NPK: 12.8.12, lượng bón 0.7 – 0.9 kg/cây.

Các đợt bón đều làm theo cách xới đất xung quanh tán lá cà phê cách gốc 30 - 40cm, rộng 15 – 20cm, sâu 5 – 6 cm, rải đều phân NPK Văn Điển rồi lấp đất phủ kín phân. Với nương cà phê có độ dốc cao trên 150 thì bón phân theo hố giữ màu.


PGS.TS. Mai Quang Vinh