Quản lý sản xuất và kinh doanh bia tại Việt Nam thực trạng và kiến nghị

Sáng 18/11/2014, tại TCT CP Bia – Rượu – NGK Hà Nội (Habeco), Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp tổ chức Hội thảo “Quả

Hội thảo nhằm đem tới một bức tranh tổng thể về ngành bia, giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn đúng về thực trạng ngành bia hiện nay. Đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp kiến nghị để phát triển ngành bia một cách bền vững.

Chủ trì Hội thảo, ông Dương Đình Giám, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp; Ông Đỗ Gia Phan, Phó Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam. Tham dự Hội thảo còn có ông Nguyễn Quang Thiệp, Phó Chủ nhiệm CLB DN chất lượng và chống hàng giả; Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – NGK Việt Nam (VBA); Ông Nguyễn Hồng Linh, TGĐ Habeco và đông đảo các doanh nghiệp trong ngành bia.

Phát biểu tại Hội thảo, Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBA đã nêu tổng thể về thực trạng ngành bia ở nước ta hiện nay. Ông cho biết: “Hiện nay cả nước có 117 nhà máy sản xuất bia, năm 2013 sản lượng bia là 3.190 triệu lít, 66,8 triệu lít rượu đóng góp cho kinh tế xã hội trong nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là 18.171 tỷ đồng, số lao động trong ngành là 332.168 (cả lao động trực tiếp, lao động gián tiếp và lao động thương mại)”. Độ cồn nguyên chất theo đầu người tại Việt Nam là 2,54 lít/người. Như vậy Việt Nam được xếp và hàng thấp trên thế giới (thấp kể cả so với khu vực Châu Á) chứ không phải là cao như thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng đã nói.

Liên quan đến vấn đề Dự thảo nghị định quản lý sản xuất, kinh doanh bia và tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia hiện nay, Ông Dương Đình Giám, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp đã phân tích, dự báo và đánh giá về tác động của chính sách khi thực hiện đối với ngành bia: “Khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa thì sẽ phải thực hiện các quy định của hiệp định TPP và FTA. Nếu cộng thêm việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt nữa thì ngành bia Việt Nam sẽ bị suy giảm sản xuất và tiêu dùng. Hơn nữa khi thuế TTĐB tăng sẽ dẫn đến giá bia tăng và làm cho tiêu thụ tại chỗ giảm, sản xuất giảm thì nộp ngân sách cho nhà nước giảm, lao động giảm, hệ lụy là hiệu quả kinh tế xã hội giảm. Đồng thời, khi giá tăng thì người ta sẽ hạn chế tiêu dùng nhưng sẽ có xu hướng tự phục vụ đó là dùng các sản phẩm tự nấu (bia cỏ, rượu quốc lủi) điều này còn nguy hiểm hơn vì nó không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và gây nguy hại đến sức khỏe con người”...

Thay mặt các doanh nghiệp sản xuất bia, ông Nguyễn Hồng Linh, Tổng giám đốc Habeco cho rằng, đóng góp của ngành bia vào nền kinh tế là rất lớn. Vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách phù hợp để thúc đẩy ngành bia không chỉ phát triển bền vững tại thị trường nội địa mà còn vươn ra thị trường quốc tế.

Trước vấn đề đó, Ban tổ chức cũng đề ra một số kiến nghị tới Các cơ quan, Bộ ngành liên quan nên có cách chính sách quản lý hợp lý, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới ngân sách, người tiêu dùng và ngành bia. Đối với chính sách thuế TTĐB nếu tăng cần có lộ trình 3-5 năm, sau khi ban hành nên giữ ổn định trong thời gian ít nhất 5 năm. Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp sản xuất bia phải nhanh chóng cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để nâng cao sức cạnh tranh...

Tại tọa đàm Ban tổ chức đã lắng nghe và giải quyết các khúc mắc của các đại biểu đồng thời ghi nhận các đóng góp ý kiến trên để từ đó xây dựng và phát triển ngành bia ngày càng bền vững hơn.

TS. Dương Đình Giám, Viện trưởng Viện CLCSCN - Bộ Công ThươngPGS.TS Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBAOng Nguyễn Hồng Linh, Tổng giám đốc Habeco