Rút ngắn khâu trung gian, XK trực tiếp hàng hóa Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài

Đó là một trong những mục tiêu chính trong “Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam XK trực tiếp vào mạng lưới phân phối nước ngoài đến năm 2020”.

Sáng ngày 26/5, không gian hội trường Cục Công tác phía Nam – Bộ Công Thương không còn một ghế trống, ban tổ chức phải bố trí thêm hơn 100 chổ ngồi bên ngoài, để phục vụ cho hơn 300 đại biểu đến tham dự hội thảo “Triển khai đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam XK trực tiếp vào mạng lưới phân phối nước ngoài đến năm 2020”.

Ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - Bộ Công Thương phát biểu tại hội thảo

Hội thảo do Vụ Thị trường châu Âu phối hợp với các cục, vụ liên quan của Bộ Công Thương phối hợp tổ chức. Hội thảo có sự tham dự của đại diện các tập đoàn phân phối như: Auchan, Lotte, Aeon, Central Group, Walmart…, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp XK Việt Nam và đại diện lãnh đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố.

Bà Vũ Kim Hạnh Chủ nhiệm Hội DN HVN CLC chia sẽ tại Hội thảoCác đại biểu trao đổi tại các phiên Tọa đàm tại Hội thảo

Mục tiêu của hội thảo nhằm phát triển kênh xuất khẩu (XK) mới cho hàng hóa Việt Nam, giúp rút ngắn các khâu trung gian, đưa hàng Việt Nam từ khâu sản xuất trực tiếp đến tay người tiêu dùng tại các nước, XK trực tiếp vào các hệ thống phân phối nước ngoài.

Các doanh nghiệp Việt Nam chia sẽ tại hội thảoCác doanh nghiệp Việt chào hàng tận tay cho các nhà phân phối nước ngoài tại hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đặng Hoàng Hải – Vụ trưởng, Vụ Thị trường châu Âu – Bộ Công Thương cho biết, trong những năm qua, Bộ Công Thương Việt Nam đã phối hợp với các nhà phân phối châu Âu như Casino của Pháp, Metro Cash& Carry của Đức, hàng năm tổ chức các Tuần hàng Việt Nam tại các chuỗi siêu thị của châu Âu, nhằm mục đích thông tin đến người tiêu dùng các mặt hàng phong phú, có chất lượng của Việt Nam với mức giá hợp lý nhờ cắt giảm các khâu trung gian. Tuy nhiên, việc tiếp cận các hệ thống phân phối nước ngoài có trình độ tiên tiến, hiện đại đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ từ các giải pháp sản xuất, phân phối đến tiêu thụ, trong khi đó, nguồn lực còn hạn chế, các doanh nghiệp đã gặp một số khó khăn nhất định.

Các doanh nghiệp Việt Nam trao đổi với các nhà phân phối nước ngoài tại giờ giải lao hội thảo Các nhà phân phối nước ngoài trao đổi thông tin bên ngoài hội thảo

Vụ trưởng – Vụ Thị trường châu Âu – Bộ Công Thương chia sẽ, để đẩy mạnh đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối nước ngoài, Bộ Công Thương đã xây dựng Đề án “Thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp tham gia các mạng phân phối nước ngoài đến 2020” trình Chính phủ và Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1513/QĐ-TTg, với mong muốn thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận mạng lưới phân phối ở nước ngoài, không chỉ ở châu Âu, châu Á mà trên phạm vi toàn thế giới, đến nay đã nâng tầm thành Đề án của Chính phủ, triển khai trên toàn quốc.

Mục tiêu của Đề án nhằm cụ thể hóa mục tiêu trình Chính phủ, là thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài, đẩy mạnh XK, tăng quy mô kim ngạch, đa dạng chủng loại các hàng hóa XK của Việt Nam tại các hệ thống phân phối nước ngoài.

Các nhà phân phối nước ngoài tìm hiểu sản phẩm Việt được trưng bày tại hội thảoKhách tham quan tìm hiểu cơ hội tại gian hàng trưng bày sản phẩm ViệtCác nhà phân phối nước ngoài rất quan tâm đến các sản phẩm hàng hóa Việt Nam

Ngoài ra, mục tiêu cụ thể của Đề án tiến đến năm 2020, hàng hóa XK của Việt Nam được XK trực tiếp vào tất cả các hệ thống phân phối lớn tại khu vực châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và tại các quốc gia ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Tăng tỷ trọng kim ngạch XK các ngành hàng như: Dệt may, Giầy dép, nông sản, cà phê, chè, thủy sản tăng thêm 10 – 15%. Ngoài ra, tiếp tục mở rộng khả năng tiếp cận hệ thống phân phối thêm 2 đến 3 hệ thống và tỷ trọng kim ngạch XK trực tiếp vào các hệ thống phân phối nước ngoài tăng thêm 10 – 15% đối với các doanh nghiệp tham gia chương trình, thực hiện tập trung, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp giúp doanh nghiệp tăng quy mô kim ngạch, đa dạng chủng loại các hàng hóa xuất khẩu tại các hệ thống phân phối nước ngoài. Cũng tại hội thảo này, ông Hải cũng cho biết, sau hội thảo này, Bộ Công Thương sẽ tổ chức một chuỗi hội thảo tập trung vào việc tập huấn kiến thức cho doanh nghiệp để có thể đưa hàng vào các chuỗi siêu thị nước ngoài.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm Việt Nam tại hội thảo

Tại 02 phiên tọa đàm với các chủ đề “xuất khẩu hàng Việt Nam” và Tiêu chuẩn & quản lý chất lượng”, các tập đoàn nước ngoài luôn quan tâm đến các vấn đề như tiêu chuẩn và quản lý chất lượng hàng hóa, khâu kiểm soát chuỗi sản xuất của các nhà cung cấp Việt Nam như thế nào để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam cũng nêu các ý kiến xoay quanh các vấn đề như: để tham gia được vào mạng lưới phân phối này phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như thế nào để phù hợp với các quy định về sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu đầu đến cuối do bên nhập khẩu đưa ra. Các nhà cung cấp của Việt Nam cho rằng, xu hướng của thế giới hiện nay là không phải chỉ kiểm tra chấtlượng hàng hóa ở khâu cuối mà còn truy suất ngược lại, kiểm soát tất cả các khâu từ nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản …, việc kiểm tra này không chỉ phối hợp với cơ quan nhà nước mà còn có thêm đơn vị thứ 3, đó là các tổ chức độc lập và uy tín. Hiện nay, một số thị trường xuất khẩu như Mỹ đã có những quy định mới về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng nhiều doanh nghiệp chưa nắm được như Luật hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm của Mỹ.

Các doanh nghiệp Việt Nam trao đổi với các nhà cung cấp nước ngoài tại hội thảo

Theo ông Albin Bertrand,Giám đốc thu mua thực phẩm Auchan Retail tại Việt Nam, cho rằng, các khách hàng của Auchan Retail luôn quan tâm về giá và chất lượng sản phẩm, trong đó hàng hóa của Việt Nam là một trong những mặt hàng luôn được khách hàng đánh giá cao trong thời gian gần đây, do hàng hóa Việt Nam phong phú, phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng, tuy nhiên, để hàng hóa của Việt Nam được hiện diện tại 4.000 cửa hàng của Auchan trên thế giới thì các nhà cung cấp Việt Nam cần tập trung hơn vào chất lượng để tạo niềm tin của người tiêu dùng, ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam trước khi nhập khẩu vào một thị trường nào, vào hệ thống nào trên toàn thế giới, như hệ thống của Auchan Retail chẳng hạn, các bạn nên tiến hành trước một cuộc khảo sát xu hướng thị trường mình muốn chinh phục, xem họ cần gì, muốn gì trước khi đem hàng hóa đến. Hiện Auchan đang có kế hoạch XK các mặt hàng Việt Nam, trong năm 2018, chúng tôi sẽ xây dựng các trung tâm thu mua tại Việt Nam để đưa hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới thông qua hệ thống của Auchan Retail tại Việt Nam.

Nhận định về chất lượng hàng hóa của Việt Nam hiện nay, ông Nishitoghe Yasuo -Tổng giám đốc Aeon Việt Nam cho biết, chất lượng hàng hóa của các nhà cung cấp Việt Nam đang ngày càng được cải thiện so với trước đây, hiện Aeon đang có 1.675 nhà cung cấp Việt Nam cung cấp hàng cho hệ thống của Aeon trên cả nước. Những sản phẩm hàng hóa của Việt Nam được khách hàng ưa chuộng là cá tra, hàng may mặc, giày dép…, riêng trong năm 2016, hệ thống Aeon đã nhập 200 triệu USD hàng hóa của Việt Nam để xuất đi các thị trường, trong đó chỉ tính riêng cá tra đạt 1.500 tấn với trị giá 9 triệu USD. Trong thời gian qua, Aeon đã rất tích cực xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam qua 14.000 cửa hàng của Aeon tại châu Á và Nhật Bản.

Ý kiến tại hội thảo, ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Đối ngoại và Pháp lý Tập đoàn Central Group cho biết, trong những năm qua, toàn hệ thống siêu thị Big C Việt Nam luôn tích cực hỗ trợ đưa hàng Việt vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị ở các nước châu Âu, khi Big C chính thức thuộc sở hữu của Centra Group, đã đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt, tổ chức nhiều chương trình như Tuần lễ hàng Việt trong toàn hệ thống siêu thị Big C, ngoài ra, mới đây Central Group đã thành lập một công ty riêng chuyên phục vụ thu mua hàng hóa XK. Ông Trần Thanh Hải cũng lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế về vốn, nguồn lực yếu, dẫn đến sức cạnh tranh chưa cao, trong thời gian tới, Central Group sẽ phối hợp với các ngân hàng để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt cung cấp hàng hóa cho Central Group, nhằm đảm bảo nguồn lực, tài chính để các doanh nghiệp Việt ổn định sản xuất.

Theo Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, dù hàng hóa của Việt Nam XK sang thị trường thế giới hay tiêu thụ trong nước thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đảm bảo các quy định về chất lượng hàng hóa vì hiện nay xu hướng tiêu chuẩn hàng hóa đã thay đổi. Riêng đối với thị trường Hoa Kỳ, từ tháng 6/2017, hàng hóa thực phẩm xuất vào thị trường này nếu không đáp ứng chuẩn theo Đạo luật mới có tên “Hiện đại hóa an toàn thực phẩm - FSMA” hàng hóa các nước sẽ rất khó tiếp cận thị trường này. Hiện Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đang triển khai trở thành bên thứ 3 của FDA tại Việt Nam.

Theo ghi nhận bước đầu tại hội thảo, các doanh nghiệp XK Việt Nam xem như đã có cơ hội kết nối được với bộ phận thu mua với các hãng phân phối nước ngoài, cũng như biết được một số thông tin, quy định để trở thành nhà cung cấp hàng XK của các nhà phân phối lớn như: Lotte, Aeon, Central group…