Thông tư 37: Gỡ những nút thắt cuối cùng

Với mục đích tạo môi trường thông thoáng, gỡ bỏ những vướng mắc trong thủ tục hành chính, giấy phép con, hỗ trợ hết sức cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày càng thuận lợi, vừa qua, Bộ Công Thươn

Tuy nhiên, trái với những gì mà các phương tiện thông tin những ngày qua đều phản ánh rằng các doanh nghiệp rất quan tâm đến Thông tư 37/2015/TT-BCT, cuộc Hội thảo có sự góp mặt của rất ít doanh nghiệp. Mặc dù vậy, các đại biểu cũng đã thể hiện quan điểm thống nhất khi cùng kiến nghị về điều khoản liên quan đến hàng mẫu. Và tinh thần cầu thị của cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương cũng đã được thể hiện rất rõ trong việc phân tích, giải đáp và tiếp nhận kiến nghị trình cho lãnh đạo Bộ giải quyết.

Muốn vận dụng phải hiểu rõ Thông tư

Trước đó, vào năm 2009, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 32/2009/TT-BCT quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt với sản phẩm dệt may, nhằm kiểm soát việc sử dụng hóa chất có hại cho sức khỏe cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nội địa, song do Thông tư 32 chỉ là quy định tạm thời, lại quá rộng, thủ tục kiểm tra phức tạp, khiến doanh nghiệp có nhiều khó khăn trong thực hiện nên ngày 30/10/2015, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 37/2015/TT-BCT thay thế thông tư 32.

Việc ban hành thông tư này là nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 19/CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, song chỉ sau 6 tháng thực hiện, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều phản hồi từ phía doanh nghiệp dệt may về những khó khăn trong quá trình thực thi.

Tuy nhiên, do sự chưa đọc kỹ, chưa hiểu đúng, hiểu đủ tinh thần của Thông tư 37 nên đã có những hiểu sai về cách thực thi, áp dụng Thông tư. Tiêu biểu như đại diện Công ty Minh Trí đã nêu về việc nộp mẫu để kiểm tra trong khi với trường hợp của Công ty chỉ cần xét hồ sơ mà thôi. Hoặc tương tự như thắc mắc của Tổng công ty May Nhà Bè đã chứng tỏ doanh nghiệp chưa đọc kỹ nên chưa hiểu. Tuy nhiên, nếu như trong các cuộc hội thảo trước, những thắc mắc của doanh nghiệp cũng như nhà quản lý chủ yếu rơi vào lĩnh vực phạm vi, đối tượng áp dụng, quy định trả kết quả, số lượng lấy mẫu… thì tại cuộc hội thảo này, các doanh nghiệp tập trung thắc mắc vào quy định liên quan đến hàng mẫu.

Theo kiến nghị của Tổng Công ty May Nhà Bè thì lô hàng mẫu nhập về dù giá trị không lớn nhưng để được thông quan, doanh nghiệp vẫn phải gửi đi kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm, sau đó phải chờ rất nhiều thời gian để lấy kết quả mới nhận được hàng. Cùng ý kiến trên, ông Nguyễn Sơn Hà -  phòng xuất nhập khẩu Công ty May 10 cũng đề nghị Bộ Công Thương bỏ quy định phải lấy mẫu kiểm tra hàm lượng formaldehyt với đơn hàng mẫu số lượng nhỏ. Theo ông Hà, khi thông tư 37 có hiệu lực thì May 10 được xét là doanh nghiệp ưu tiên và được đưa hàng về trước để bảo quản, còn hồ sơ giữ lại nhằm mục đích kiểm tra sau thông quan. Tuy nhiên, khi khách hàng gửi mẫu dù số lượng rất nhỏ, doanh nghiệp này vẫn phải mất nhiều thời gian để gửi đi kiểm tra hàm lượng formaldehyt.

Sẵn sàng điều chỉnh khi không phù hợp

Trước những kiến nghị nêu ra, tại hội nghị, ông Nguyễn Phú Cường - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương cho biết, sẽ tổng hợp tất cả các ý kiến phản ánh của doanh nghiệp để trình lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét và chỉnh sửa thông tư 37 cho phù hợp với thực tiễn.

Mặc dù vậy, ông Cường một lần nữa khẳng định sự đúng đắn và cần thiết của Thông tư 37/2015/TT-BCT quy định về giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may. Mục tiêu của Thông tư 37 là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước trước việc sử dụng những sản phẩm may mặc có hàm lượng 2 hóa chất fomaldehhyt và amin thơm vượt quá hàm lượng cho phép có khả năng gây ung thư. Do vậy, việc lấy mẫu kiểm tra các sản phẩm là việc tối quan trọng. Đặc thù của sản phẩm dệt may là thường xuyên thay đổi theo thị hiếu và có thể chuyển vào thị trường ngay sau khi được thông quan. Việc sử dụng các hóa chất thuốc nhuộm an toàn hoặc không an toàn trong xử lý hoàn tất vải có thể dễ dàng thay đổi đối với từng lô nhỏ. Việc kiểm soát thiếu chặt chẽ sẽ dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Vụ Khoa học và Công nghệ cũng khuyến cáo các doanh nghiệp, việc bỏ quy trình lấy mẫu đối với các lô hàng mẫu có thể dẫn đến việc gian lận. Cụ thể là nhiều doanh nghiệp lợi dụng chính sách thông thoáng để làm ăn không đúng. Do vậy, trách nhiệm chia sẻ với nhà quản lý, cơ quan lập pháp, hành pháp để tạo ra một hành lang pháp lý chuẩn mực cũng như một môi trường kinh doanh lành mạnh mà ở đó người tiêu dùng trong nước tránh được nguy cơ bị ảnh hưởng đến sức khỏe cũng là một nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp. Một văn bản quản lý để đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng, của doanh nghiệp và của các cơ quan quản lý chỉ có thể dung hòa khi doanh nghiệp đặt mục lợi ích của người tiêu dùng và của cộng đồng song hành cùng mục tiêu phát triển doanh nghiệp. Đây là hướng phát triển bền vững mà các nước trên thế giới đang tiếp cận. Việt Nam không thể đứng ngoài sự phát triển chung. Các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị để có thể đáp ứng được các điều kiện phát triển theo xu hướng hội nhập sâu.