Thúc đẩy hàng Việt vào các thị trường lớn trên thế giới

Ngày 27/7/2016, tại Hà Nội, Hội thảo “Giới thiệu thị trường các nước Liên minh kinh tế Á - Âu và cơ hội thúc đẩy xuất khẩu thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu” (VN

Việt Nam trở thành đối tác ký Hiệp định thương mại tự do đầu tiên với EAEU (gồm 5 nước: Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan), mở ra một cơ hội rất lớn cho xuất khẩu khẩu hàng hóa.


Ông Đặng Hoàng Hải nhận định: “Liên minh kinh tế Á – Âu là một thị trường tiềm năng lớn

Tại Hội thảo “Giới thiệu thị trường các nước thành viên Liên minh kinh tế Á - Âu và cơ hội thúc đẩy xuất khẩu thông qua “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu”, ông Đặng Hoàng Hải - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, nhận định: “Liên minh kinh tế Á - Âu là một thị trường tiềm năng lớn, với số dân lên đến hơn 183 triệu người. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu có thể bổ sung cho nhau. Liên minh kinh tế Á - Âu chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi như thịt, sữa, sản phẩm từ sữa; thuốc lá; đồ uống có cồn; xăng dầu; sắt thép; máy móc thiết bị; phụ tùng ô tô và một số loại ô tô tải và xe buýt… Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ các nước EAEU chủ yếu ở các mặt hàng xăng dầu, phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị, quặng, cao su, thuỷ sản, gỗ giấy, phương tiện vận tải và phụ tùng, nông sản...”.

Trong các nước Liên minh kế Á - Âu, Nga là quốc gia đối tác thương mại, là thị trường lớn được nhiều nhà xuất khẩu chú ý đến. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước ngày càng tăng, nhưng chưa xứng đáng với tiềm năng hai nước sẵn có. Riêng tháng 1/2016, tổng kim ngạch xuất khẩu hai bên đạt gần 3,5 tỷ USD. “Thị trường Nga đang có nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam hơn khi nước này đang cấm vận một số hàng hóa của các nước phương Tây. Hơn nữa, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại” - bà Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu, Bộ Công Thương cho biết.

Bà Nguyễn Khánh Ngọc - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu phát biểu tại Hội thảo

Belarus là thị trường tiềm năng, nhiều cơ hội phát triển, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp điện tử, chế tạo máy, sản xuất và phát triển thị trường ô tô... Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước đạt 124 triệu USD, tăng 16% so với năm 2014. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Belarus bao gồm: thủy hải sản, đồ gỗ, máy in, gạo... Các thị trường khác như Armenia, Kazakhstan và Kyrgyzstan cũng rộng cửa cho hàng hóa của Việt Nam xuất vào.

Theo Hiệp định, Liên minh kinh tế Á - Âu cam kết mở cửa thị trường xuất khẩu cho 9.927 dòng thuế (tương đương 87,4% - 95,7%). Trong đó, nhóm mở cửa hoàn toàn chiếm 84,6% - 91%; nhóm không cam kết mở cửa thị trường còn 1.433 dòng thuế (chiếm 12,6% - 4,3%). Đồng thời, Hiệp định cam kết cắt giảm thuế với mặt hàng dệt may ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. 82% tổng số dòng thuế cam kết cắt giảm, trong đó 42% số dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn, có lộ trình, tối đa trong 10 năm.

Do vậy, Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á - Âu sẽ là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường tiềm năng này.

Tuy nhiên, các sản phẩm hàng hóa Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia có nguồn cung sản phẩm tương tự. Các ngành sản xuất trong nước phải đối mặt với sức ép cạnh tranh về chất lượng và giá cả của hàng hóa nhập khẩu.

Để các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được cơ hội do Hiệp định thương mại tự do VN - EAEU FTA mang lại, các doanh nghiệp cần cam kết mở cửa thị trường; nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động thấp; thiết lập được một hệ thống phân phối ổn định của riêng mình ở nước ngoài.

“Do vậy, ngoài việc nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung của các doanh nghiệp, các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm thị trường và khách hàng, tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng ở những thị trường xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện thành công những thương vụ hợp tác thương mại”, ông Đặng Hoàng Hải nhấn mạnh.