Tuyên Quang: Người tiêu dùng được đáp ứng hàng Việt ngày càng tốt hơn

Bám sát chủ trương, mục đích của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động), ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền (nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn, chất lượng hàng Việt Nam

Kết quả cho thấy từ những hoạt động này, các doanh nghiệp đã ý thức được ý nghĩa của chương trình từ đó chủ động, xây dựng các chiến lược phát triển sản phẩm mở rộng thị trường theo hướng lâu dài, bền vững. Chương trình góp phần khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh tăng cường đầu tư thực hiện các dự án sản xuất mặt hàng mới, mở rộng, cải tiến công nghệ thiết bị, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, hàng hóa, nhất là tại các lĩnh vực thế mạnh của địa phương như: chế biến sâu khoáng sản, chế biến nông, lâm sản thực phẩm cơ khí lắp ráp, điện, điện tử (các ngành công nghiệp hỗ trợ), xử lý rác thải, nhựa bao bì, sản xuất vật liệu mới như gạch granít, vật liệu compozit, bê tông nhẹ... Số liệu thống kê cho thấy giai đoạn 2009 – 2013, tốc độ tăng trưởng bình quân  giá trị sản xuất công nghiệp của Tuyên Quang đạt được là 16,42%.

Sự hỗ trợ nâng cao năng lực, chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp trên địa bàn đã góp phần đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là những sản phẩm thế mạnh của Tỉnh như : khoáng sản đã qua chế biến sâu, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, hàng tiểu thủ công nghiệp… Sau 5 năm hưởng ứng Cuộc vận động (2009 - 2014), tổng kim gạch xuất khẩu của Tỉnh liên tục tăng và vượt (so với kế hoạch đã đặt ra hàng năm), tốc độ tăng trưởng bình quân của cả giai đoạn 2009 – 2013 là 67,4%/năm. Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn như: Công ty CP Chè Mỹ Lâm, Công ty CP Chè Tân Trào đã được Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín ”, thành công này góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Sản phẩm dệt truyền thống của đồng bào dân tộc Dao tại chợ phiên Hùng Đức (Hàm Yên). Ảnh: Nguyễn Đạt

Lồng ghép hoạt động hướng ứng vào nhiệm vụ được giao, trong 5 năm (2009 -2014) Công Thương Tuyên Quang đã thực hiện 46 hội chợ trên địa bàn (trong đó trực tiếp chủ trì 14 hội chợ). Các hội chợ đều mang nội dung, chủ đề hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thu hút được trên 3.900 lượt doanh nghiệp tham gia trưng bày, bán hàng giới thiệu sản phẩm; với gần 2 triệu lượt khách tham quan, mua sắm, doanh thu bán hàng đạt gần 109 tỷ đồng. Đặc biệt là qua các kỳ hội chợ đã tiếp nhận hàng nghìn chương trình khuyến mại của thương nhân. Với tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng, 58 đề án, qua 5 năm, chương trình Khuyến công tại Tuyên Quang đã góp phần khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia phát triển sản xuất. Ngoài ra, công tác cải cách thủ tục hành chính, quản lý thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng luôn được quan tâm triển khai, góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả cuộc vận động.

Thực hiện chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia, từ năm 2012 đến nay, Công Thương Tuyên Quang đã tổ chức chương trình Phát triển hệ thống phân phối hàng Việt đến huyện Na Hang. Cụ thể, tổ chức 15 chương trình đưa hàng Việt về phục vụ tại nông thôn, 3 phiên chợ miền núi tại địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao và đồng bào dân tộc thiểu số, thu hút  440 gian hàng, 200 lượt doanh nghiệp tham gia, góp phần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá các hàng hóa được sản xuất trong nước, giúp doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh phát triển, mở rộng mạng lưới bán hàng tại đây.

Ngăn chặn và đẩy lùi hàng nạn hàng giả hàng nhái, đảm bảo quyền lợi cho những nhà sản xuất chân chính, Công Thương Tuyên Quang chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, vi phạm sở hữu công nghiệp, hàng kém chất lượng, vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hóa… Trong giai đoạn (2009 – 2014) phát hiện và xử lý gần 2.500 vụ vi phạm, xử phạt, thu nộp ngân sách Nhà nước trên 6 tỷ đồng.


Nhiều doanh nghiệp đầu tư đưa vào kinh doanh khai thác các loại hình kinh doanh mới tại Tuyên Quang như: Trung tâm thương mại, chợ siêu thị, cửa hàng tự chọn... Ảnh: Thùy LinhĐến nay đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư đưa vào kinh doanh khai thác các loại hình kinh doanh mới tại Tuyên Quang như: Trung tâm thương mại, chợ siêu thị, cửa hàng tự chọn…, trong đó tỷ trọng hàng Việt Nam chiếm phần lớn sản lượng hàng hóa. Các doanh nghiệp tư nhân, nhà phân phối, đại lý lớn này đều ưu tiên bán các sản phẩm do Việt Nam sản xuất, điều này đã góp phần tăng cường, quảng bá hình ảnh, hàng Việt trên thị trường. Thông tin từ thị trường cho thấy, so với những năm trước, người tiêu dùng Tuyên Quang hiện đã có nhiều thay đổi trong nhận thức và thói quen mua sắm, tiêu dùng, theo hướng ưu tiên sử dụng các hàng hóa sản xuất trong nước nhiều hơn. Hơn thế, việc thúc đẩy các kênh bán lẻ phát triển, hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam đã đến với bà con các địa phương vùng sâu, vùng xa của Tuyên Quang. Nhiều mặt hàng trong nước sản xuất đã đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân trong tỉnh (nhất là đồng bào thuộc các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn), được nhân dân tin tưởng sử dụng thường xuyên như: lương thực, thực phẩm rau quả, hàng dệt may, sắt thép nhựa da giầy, xi măng, đồ gia dụng, đồ gỗ mỹ nghệ.