Việt Nam sản xuất chip sinh học công nghệ cao phục vụ ngành Y

Ngày 26/5/2017, Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Công Thương phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Nhà máy Công nghệ sinh học và Thiết bị y tế - BIMEDTECH tổ chức lễ ký kết hợp đồng và thỏa thuận hợp tác triển kha

Dự án công nghiệp công nghệ cao “Nghiên cứu sản xuất chip sinh học trên nền DNA Microarray để chuẩn đoán một số bệnh ở người” được Bộ Công Thương phê duyệt tham gia Chương trình quốc gia phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, thực hiện giai đoạn một của dự án đầu tư “Ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất chip sinh học phục vụ chuẩn đoán và điều trị một số bệnh lý” đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tham gia thực hiện Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020.


Ông Trần Việt Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương) - đơn vị quản lý Chương trình ký hợp đồng triển khai thực hiện dự án với bà Trần Thúy Linh, Phó Giám đốc Công ty BIMEDTECH

Dự án do Công ty TNHH MTV Nhà máy Công nghệ sinh học và Thiết bị y tế - BIMEDTECH (trực thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Nguyên) thực hiện trong 42 tháng, bắt đầu từ năm 2017, với tổng kinh phí là 266 tỷ đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học là 41,5 tỷ đồng.

Mục tiêu của dự án là làm chủ được công nghệ sản xuất chíp sinh học trên nền DNA Microarray để chuẩn đoán một số bệnh ở người; Sản xuất được các bộ chíp sinh học đạt tiêu chuẩn dành riêng cho KIT chuẩn đoán (IVD) để chuẩn đoán và sàng lọc các bệnh: Tan máu bẩm sinh; Định danh 17 chủng vi khuẩn lao không điển hình; Kháng Clopidogrel ở bệnh nhân tim mạch; Và ứng dụng được các bộ chip sinh học kể trên vào chuẩn đoán và sàng lọc bệnh trên lâm sàng.


Ký thỏa thuận hợp tác giữa BIMEDTECH với các đối tác như Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Phổi Trung ương, Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai triển khai thực hiện dự án
Dự án khảo sát các đột biến gen đã biết có trong các chip sinh học do quốc tế sản xuất và một số đột biến gen mới và/hoặc đặc trưng ở người và tác nhân gây bệnh tại Việt Nam có liên quan đến các bệnh tan máu bẩm sinh; 17 chủng vi khuẩn lao không điển hình; Kháng thuốc Clopidogrel ở bệnh nhân tim mạch. Đầu tư xây dựng nhà máy, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, dây chuyền thiết bị và nghiên cứu thiết kế các bộ chip sinh học trên nền công nghệ DNA microarray để chuẩn đoán và sàng lọc 3 bệnh kể trên áp dụng vào sản xuất các bộ chip sinh học trên nền DNA Microarray để chuẩn đoán và sàng lọc 3 bệnh nêu trên tại Việt Nam. Sản xuất ở quy mô pilot các bộ chip sinh học trên nền công nghệ DNA Microarray để chuẩn đoán và sàng lọc 3 bệnh nêu trên tại Việt Nam và ứng dụng vào chuẩn đoán và sàng lọc bệnh trên lâm sàng tại Việt Nam.

Kết quả của dự án:

- Số liệu phân tích về mối liên quan của các đột biến gen đã biết có trong các chip sinh học do quốc tế sản xuất và một số đột biến gen mới và/hoặc đặc trưng ở người và tác nhân gây bệnh tại Việt Nam có liên quan đến các bệnh tan máu bẩm sinh; 17 chủng vi khuẩn lao không điển hình; Kháng thuốc Clopidogrel ở bệnh nhân tim mạch.

- Các bản thiết kế và quy trình công nghệ sản xuất các bộ chip sinh học trên nền công nghệ DNA microarray để chuẩn đoán và sàng lọc 3 bệnh kể trên tại Việt Nam.

- Các bộ chip sinh học trên nền DNA microarray, quy trình sử dụng và các báo cáo phân tích chi tiết kết quả thử nghiệm lâm sàng để xét nghiệm chuẩn đoán và sàng lọc để chuẩn đoán và sàng lọc các bệnh:

(1) Tan máu bẩm sinh: 30.000 bộ chip

(2) Định danh 17 chủng vi khuẩn lao không điển hình: 10.000 bộ chip

(3) Kháng thuốc Clopidogrel ở bệnh nhân tim mạch: 10.000 bộ chip.

Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ đề nghị Công ty BIMEDTECH phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các đơn vị chức năng, đối tác chuyển giao công nghệ, các đối tác thực hiện dự án

Để thực hiện dự án thành công, đạt được mục tiêu, kết quả như Bộ Công Thương đã phê duyệt, ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương đề nghị: Công ty BIMEDTECH cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương, đối tác chuyển giao công nghệ Applied Microarray, INC., của Hoa Kỳ, các đối tác thực hiện dự án như Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Phổi Trung ương, Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ của dự án cần nắm vững quy định về quản lý tài chính, đầu tư và quá trình đưa sản phẩm vào sử dụng trong ngành Y tế; đội ngũ cán bộ nghiên cứu của BIMEDTECH cần nhanh chóng tiếp nhận công nghệ được chuyển giao, say mê và tâm huyết trong hoạt động nghiên cứu phát triển.

Bà Trần Thúy Linh, Phó Giám đốc Công ty BIMEDTECH cam kết thực hiện thành công dự án

Thay mặt đơn vị chủ trì, bà Trần Thúy Linh, Phó Giám đốc Công ty BIMEDTECH cho biết: Sau khi được Bộ Công Thương xét chọn, thẩm định và phê duyệt, BIMEDTECH đã bố trí nguồn lực thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật. Ban lãnh đạo BIMEDTECH cam kết sẽ thực hiện thành công dự án theo đúng nội dung, tiến độ và kinh phí trong hợp đồng được ký kết giữa Công ty với Bộ Công Thương.

Đây là dự án tiên phong tại Việt Nam và trong khu vực triển khai sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ cao biochip ứng dụng trong ngành Y tế. Những kết quả đạt được của dự án sẽ không chỉ góp phần thực hiện thành công Chương trình phát triển một số nganh công nghiệp công nghệ cao mà còn có nhiều đóng góp ý nghĩa cho xã hội trong hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.