4 tháng cuối năm, nhiệm vụ hàng đầu là đảm bảo ổn định thị trường trong nước

Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong các tháng cuối năm 2020, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục tập trung bám sát diễn biến, tình hình, tuyệt đối không chủ quan, chủ động và sẵn sàng các phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả với những biến động mới phát sinh và các sự cố có thể xảy ra.

Theo báo cáo mới đây về thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân, đặc biệt là các mặt hàng chống dịch như khẩu trang, nước sát khuẩn, thực phẩm thiết yếu…, khuyến khích các hình thức bán online. Đồng thời xem xét các yếu tố biến động mới của thị trường để tiếp tục triển khai các giải pháp sẵn sàng đối phó với dịch Covid-19. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là đảm bảo ổn định thị trường, không để thiếu hàng, sốt giá.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại địa phương để ứng phó với dịch Covid-19, trong đó đề nghị Sở Công Thương các địa phương: tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, phối hợp với các doanh nghiệp triển khai ngay các biện pháp để hỗ trợ, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, vận động, yêu cầu các doanh nghiệp cam kết bình ổn giá hàng hóa thiết yếu, nhất là khi trên địa bàn xảy ra dịch bệnh; Đánh giá nguồn cung, nhu cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh; Rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới và chủ động thực hiện các phương án dự trữ cung ứng hàng hóa để bình ổn thị trường theo từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh đã xây dựng trước đây và có phương án về khả năng hỗ trợ cung ứng hàng hóa cho các địa phương khác khi cần thiết.

Đồng thời đề nghị các doanh nghiệp phân phối lớn về việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa trong hệ thống phân phối, trong đó đề nghị các doanh nghiệp: Có kế hoạch bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu trong hệ thống phân phối của mình phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống; Báo cáo phương án cung ứng hàng hóa về Bộ Công Thương.

saigon co.op
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại địa phương để ứng phó với dịch Covid-19

Bộ Công Thương cho biết sẽ  tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản trình Chính phủ để sớm tổ chức triển khai thực hiện, góp phần đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nông sản cho các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã.  Rà soát khung khổ pháp lý cho việc phát triển thương mại nội địa trên môi trường điện tử, đảm bảo tính chặt chẽ và lưu ý các biện pháp hạn chế các hành vi gian lận thương mại, xây dựng các chế tài xử lý nghiêm nhằm thúc đẩy phát triển thương mại nội địa và thương mại điện tử trong thời gian tới.  Tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả thị trường quốc tế và trong nước để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp theo thẩm quyền, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu trong thời gian trong và sau dịch bệnh.  Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, hàng giả, hàng nhái trên thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 8/2020 có xu hướng giảm so với tháng trước do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 bùng phát trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 giảm 2,68% so với tháng trước và chỉ tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm nhẹ 0,02%. Cụ thể:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước tính đạt 422,9 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% so với tháng trước và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 334,3 nghìn tỷ đồng, giảm 0,2% và tăng 6,6%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 41,3 nghìn tỷ đồng, giảm 14,7% và giảm 15,6%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 974 tỷ đồng, giảm 61,8% và giảm 74,4%; doanh thu dịch vụ khác đạt 46,3 nghìn tỷ đồng, giảm 4,5% và giảm 4,3%.

Tính chung 8 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.225,1 nghìn tỷ đồng, giảm 0,02% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 4,5% (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,5%).

Ngay từ khi dịch Covid 19 quay trở lại tại Đà Nẵng, Bộ Công Thương đã có Công văn số 5558/BCT–TTTN ngày 30 tháng 7 năm 2020 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại địa phương để ứng phó với dịch Covid-19, trong đó đề nghị Sở Công Thương các địa phương: tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, phối hợp với các doanh nghiệp triển khai ngay các biện pháp để hỗ trợ, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, vận động, yêu cầu các doanh nghiệp cam kết bình ổn giá hàng hóa thiết yếu, nhất là khi trên địa bàn xảy ra dịch bệnh; Đánh giá nguồn cung, nhu cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh; Rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới và chủ động thực hiện các phương án dự trữ cung ứng hàng hóa để bình ổn thị trường theo từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh đã xây dựng trước đây và có phương án về khả năng hỗ trợ cung ứng hàng hóa cho các địa phương khác khi cần thiết.

Đồng thời, Bộ Công Thương có Công văn số 5557/BCT–TTTN gửi các doanh nghiệp phân phối lớn về việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa trong hệ thống phân phối, trong đó đề nghị các doanh nghiệp: Có kế hoạch bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu trong hệ thống phân phối của mình phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống; Báo cáo phương án cung ứng hàng hóa về Bộ Công Thương; Đẩy mạnh việc đàm phán với các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch bệnh lây lan (như khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn…) để đáp ứng nhu cầu của người dân với giá hợp lý.

 

Đăng Huy