ACMECS 7, CLMV, MEKONG: Thúc đẩy liên kết nội khối

Mặc dù lần đầu Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị "3 trong 1": Hội nghị cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - C

Hội nghị năm nay có chủ đề Hướng đến một tiểu vùng Mekong năng động và thịnh vượng, nắm bắt cơ hội, định hình tương lai. ACMECS và CLMV là 2 cơ chế hợp tác trong nội khối giữa các nước trong tiểu vùng Mekong, ra đời với mục đích chính là thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập kinh tế của các nước trong tiểu vùng Mekong với ASEAN.

Thúc đẩy liên kết nội khối

Lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, tại Diễn đàn WEF - Mekong, các nhà lãnh đạo chia sẻ, thảo luận về tầm nhìn Mekong, các biện pháp thúc đẩy thương mại, thu hút vốn phát triển cơ sở hạ tầng, các mô hình công nghiệp hóa mới, tăng trưởng bao trùm, đổi mới sáng tạo và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị CLMV

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Kinh tế thế giới đang trải qua thay đổi sâu sắc trên nhiều phương diện, đòi hỏi các quốc gia phải điều chỉnh kịp thời để nắm bắt xu thế mới và tránh tình trạng tụt hậu. “Chúng ta không thể tiếp tục theo đuổi mãi mô hình tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ và công nghệ lạc hậu mà phải cùng nhau tìm ra các động lực phát triển mới dựa vào công nghệ và nhân lực chất lượng cao và đổi mới sáng tạo; Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp có thể phát triển và để người dân phát huy sáng tạo nâng cao năng suất lao động” - Thủ tướng nêu rõ.

Các nhà lãnh đạo khẳng định, 4 nước đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển kinh tế. Các cơ hội này đến từ cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới và tiến trình hội nhập mạnh mẽ của khu vực và đặc biệt là sự hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN. Các nhà lãnh đạo cũng cho rằng, cả Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam đều phải đang đối mặt với không ít thách thức như hạn chế về nguồn lực, cơ sở hạ tầng còn yếu, các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tình trạng bất ổn định của kinh tế khu vực và toàn cầu; cùng với việc dễ bị tổn thương của các nền kinh tế mở và nhỏ;... những khó khăn này khiến các nước phát triển chậm lại nên cần tăng cường hợp tác và tăng cường năng lực nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác.

Đẩy mạnh kết nối giao thông - phát triển Hành lang kinh tế

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất, 5 nước ACMECS cần đẩy mạnh kết nối giữa các tuyến giao thông xuyên quốc gia đi cùng với phát triển hành lang giao thông và các hành lang kinh tế gắn với việc hình thành các chuỗi sản xuất công nghiệp và dịch vụ; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và du lịch; thực hiện nghiêm các thỏa thuận về tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư như triển khai hiệu quả mô hình một cửa một điểm dừng tại các cửa khẩu quốc tế, thực hiện đầy đủ Hiệp định tạo thuận lợi cho việc di chuyển người, hàng hóa qua biên giới. Đồng thời, đẩy mạnh hơn việc quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có các nguồn nước chung.

Đồng tình với những đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các nhà lãnh đạo ACMECS thống nhất sẽ tăng cường hợp tác toàn diện, kết nối vận tải đa phương thức, xây dựng các tuyến đường còn thiếu. Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí hợp tác để hài hòa hóa, đơn giản hóa các thủ tục thông quan, thúc đẩy phát triển thương mại biên giới cũng như hợp tác về phát triển du lịch. Bên cạnh đó, 5 nhà lãnh đạo cũng nhất trí sẽ thúc đẩy thương mại hàng nông sản, khuyến khích thiết lập kênh thông tin về sản xuất và mua bán gạo, cũng như tương trợ lẫn nhau về chứng nhận chất lượng hàng hóa đi cùng với hợp tác về quản lý nguồn nước trong nông nghiệp và phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.