An toàn vệ sinh thực phẩm: Đạo đức của nhà sản xuất đặt lên hàng đầu

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là một trong những mối quan tâm chung của toàn xã hội. Tuy được các cơ quan chức năng lên tiếng báo động, nhưng tình trạng này ngày càng trở nên cấp thiết. Nhiề

 

Hàng siêu thị cũng không an toàn

Lâu nay, khi nói đến hàng hóa ở siêu thị, người ta luôn nghĩ rằng nơi đây bảo đảm về chất lượng. Thế nhưng, qua kiểm định của các cơ quan chức năng tại Hà Nội và TP.HCM, đã phát hiện nhiều kết quả bất ngờ: Các mẫu nước tương lấy ở các siêu thị có tỉ lệ chất 3-MCPD khá cao: 8/20 mẫu có chứa 3-MCPD (loại chất có thể gây ung thư) vượt mức cho phép; Các món giò lụa, giò lưỡi, dưa chua, nem chua, bồn bồn, rau chuối, rau xanh… đều có chứa hàn the và chất formol. Formol là một loại hóa chất độc hại có thể gây ung thư, còn hàn the ăn nhiều có thể bị ngộ độc mãn tính. Từ năm 1951, Hội đồng Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSC) đã cấm sử dụng chất này, nhưng ở Việt Nam, nửa thế kỷ qua, nhà sản xuất vẫn ngang nhiên pha trộn nó vào thức ăn để giữ độ lâu bền cho sản phẩm mà quên đi nguy cơ độc hại cho người sử dụng.

Ở nước ta, từ năm 1998, nhà nước đã có quy định các đơn vị sản xuất, kinh doanh phải có giấy chứng nhận và có đủ điều kiện VSATTP mới được phép hoạt động. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp thực hiện một cách chiếu lệ, đối phó chứ chưa thực sự nghiêm túc. Giải thích vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Đức An-Chánh thanh tra Sở Y tế, phụ trách liên ngành VSATTP TP.HCM cho biết, hàng hóa khi nhập vào siêu thị đều được kiểm soát chặt chẽ về điều kiện vệ sinh, điều kiện bảo quản và các tiêu chuẩn về VSATTP. Thế nhưng, vẫn khó đạt được như ý khi trang thiết bị kiểm tra sản xuất trong nước quá thô sơ, không chính xác, thiếu chi phí để kiểm định bằng công nghệ cao. Để đảm bảo VSATTP, các siêu thị chỉ còn cách là đưa ra yêu cầu khắt khe với nhà cung cấp, nếu trường hợp vi phạm sẽ cắt hợp đồng và ngưng nhập hàng lập tức.

Đạo đức của nhà sản xuất

Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm vì lợi nhuận mà bất chấp tác hại khi tung ra thị trường những thực phẩm có nguy cơ gây độc hại cho con người.

Qua một cuộc test nhanh của đoàn kiểm tra tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai) cho thấy, đã phát hiện có đến 80/158 mẫu giò chả có chứa hàn the hàm lượng cao. Các mặt hàng khác như: xúc xích, dăm-bông, thịt nguội và những loại rau chứa một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và chứa trứng các loại giun sán, vi khuẩn vẫn được bày bán tại các chợ... Tại TP.HCM, có 7/9 mẫu rau quả có hóa chất (Monitor), 3/3 mẫu thủy hải sản có urê… là những hóa chất độc hại có thể dẫn đến ung thư thần kinh. Điều này cho thấy, vai trò của người sản xuất, chế biến, kinh doanh đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực thi chủ trương chính sách bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Một thực trạng nữa cho thấy, hiện nay nhiều doanh nghiệp trong KCX-KCN và cả doanh nghiệp bên ngoài phần lớn là khoán trắng cho bên thầu để không phải đầu tư xây dựng bếp ăn, không phải chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố... cho nên chất lượng và sự an toàn của suất ăn bị thả nổi. Giá trung bình mỗi suất ăn khoảng 5.000 đồng, thậm chí chỉ có 3.500 đồng. Bữa ăn với giá “bèo” như thế, để có lãi, nhà thầu phải mua những loại thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm trôi nổi trên thị trường và chế biến trong điều kiện vệ sinh hạn chế.

Nhìn từ mọi phía, dưới nhiều tác động, thực phẩm vẫn chưa bảo đảm được sạch từ gốc, ngành quản lý chưa đủ sức để kiểm soát, ngăn ngừa thì vấn đề cốt lõi vẫn phải là ý thức bảo đảm và giữ gìn VSATTP của chính những người tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và cả người tiêu dùng. Nằm ngoài mục đích kinh doanh, tạo uy tín cho cơ sở mình thì đây còn là vấn đề đạo đức kinh doanh nữa. q

  • Tags: