Bí quyết thành công của Tập đoàn Samsung

Ông Yun Jong Yong, Giám đốc điều hành Tập đoàn Công nghiệp Samsung nổi tiếng thế giới của Hàn Quốc cho biến, bí quyết thành công của Samsung trên thị trường thế giới là biết cung ứng những sản phẩm “n

Ông Yun Jong Yong khẳng định rằng, khi những con cá đầu tiên được câu lên, chúng rất đắt giá và được bán cho các nhà hàng sang trọng. Sau đó, mẻ cá thứ hai có giá trị chỉ bằng một nửa và được nhiều nhà hàng sử dụng làm thực đơn hơn. Đến mẻ câu lần thứ 3, thứ 4 thì chúng được coi là “cá chết” vì không bán được giá nữa. Vì vậy, bí quyết thành công của hàng điện lạnh và các hàng khác của Samsung là liên tục tung ra thị trường các sản phẩm mới và hiện đại.

Năm 1997, châu á bắt đầu trải qua cuộc khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ Thái Lan khi đồng Bạt Thái được thả nổi. Samsung đứng trước sự lựa chọn có tiếp tục theo đuổi chiến lược đầu tư trị giá nhiều tỷ USD cho sản phẩm chíp điện tử hay không. Hãng Samsung lúc đó đang dẫn đầu thế giới về mặt hàng này. Do giá cả trượt dốc, nhiều đối thủ, kể cả các hãng nổi tiếng của Nhật Bản phải rời bỏ thị trường. Nếu theo chân họ, Samsung sẽ mất thị phần, mất vị thế lãnh đạo công nghệ, còn ngược lại, sẽ có nguy cơ phá sản. Cũng như nhiều tập đoàn khác của Hàn Quốc như Kia Motors, trong năm 1997, Samsung đã cận kề vực phá sản vì nợ 11 tỷ USD, bị nhiều ngân hàng cho vào danh sách “đen”. Các khoản tín dụng của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) không cải thiện được mấy tình hình. Không người dân Hàn Quốc nào muốn bỏ tiền ra mua cổ phiếu của Samsung.

Trước tình hình đó, ban lãnh đạo Samsung dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị Lee Hun Hee đã đưa ra những biện pháp cứng rắn đầu tiên: giảm bớt 24.000 nhân viên (số người này chiếm tới 30% quỹ lương của hãng), đồng thời bán toàn bộ các tài sản có giá trị để thu về 2 tỷ USD làm vốn lưu động. Vào thời hưng thịnh, cũng như các tập đoàn khác của Hàn Quốc, Samsung có một lượng hàng tồn kho 4 tháng trị giá khoảng 2 tỷ USD gồm chủ yếu là tivi, tủ lạnh, máy tính, hàng điện tử. Samsung không sản xuất thêm bất cứ sản phẩm nào cho đến khi số hàng này được bán hết. Nếu để hàng ở kho càng lâu, giá trị của nó và doanh thu sẽ càng giảm. Trong giai đoạn đầu cải tổ, Samsung chấp nhận thua lỗ lớn.

Bộ mặt mới của Samsung chính là các sản phẩm tivi. ở một số nước châu Âu, khi Samsung chưa kịp tung ra thị trường các sản phẩm kỹ thuật số đắt tiền, Hãng đã thu hồi toàn bộ số tivi giá rẻ. Đó là vì nếu tiếp tục bán hàng chất lượng thấp, Samsung sẽ mất dần uy tín. Đành phải chấp nhận nhường thị trường hàng giá rẻ cho các công ty khác ở Đông Nam á.

Đồng thời với quá trình này, Samsung tuyển mộ nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đến nay, Samsung đã thuê tới 800 tiến sĩ, 300 thạc sĩ quản lý tốt nghiệp các trường đại học phương Tây. Đội ngũ trí thức chuyên môn cao này giúp Samsung thu hẹp và tiến tới vượt về công nghệ so với các đại gia các như Mitsubishi, Sony, Sharp hay Motorola…

Kết quả của “Thuyết Sashimi” được Samsung áp dụng là năm 2002, Hãng đã đạt được mức doanh thu cao kỷ lục 33,7 tỷ USD, lãi 5,9 tỷ USD.

Trong quá trình hoạt động của Samsung, Chủ tịch Lee Hun Hee luôn đóng vai trò sống còn. Ông không tham gia công việc hàng ngày với mọi người, nhưng đích thân tuyển bộ các nhà lãnh đạo cấp cao của hãng và ký các dự án đầu tư lớn. Con trai của ông hiện đã đảm nhận chức Phó Chủ tịch Samsung, là nhân vật số 1 kế nhiệm chức Chủ tịch sau khi ông về hưu.

Phong cách quản lý và cơ cấu của Samsung có vẻ xa lạ với lý thuyết kinh doanh ở châu Âu, nhưng không ai có thể phủ nhận một điều là, Samsung đang vững vàng chèo lái con thuyền kinh doanh trong một thế giới cạnh tranh ghê gớm hiện nay.

  • Tags: