Bộ Công Thương thúc đẩy việc thực thi hiệu quả các FTA đã có hiệu lực

Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện một số giải pháp trọng tâm như Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 84/NQ- CP của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời có những giải pháp đồng bộ nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về kinh tế.
“Tính bổ sung trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với EU nói chung và Italy nói riêng nên EVFTA sẽ mang lại tác động tích trong trao đổi thương mại cho cả hai bên” - Ông Andrea Cioffi, Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Italy chia sẻ tại buổi tiếp Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh dẫn đầu thăm Italia ngày 20/6/2019
“Tính bổ sung trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với EU nói chung và Italy nói riêng nên EVFTA sẽ mang lại tác động tích trong trao đổi thương mại cho cả hai bên” - Ông Andrea Cioffi, Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Italy chia sẻ tại buổi tiếp Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh dẫn đầu thăm Italia ngày 20/6/2019

Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng còn lại, trong chỉ đạo điều hành Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, các nhiệm vụ cụ thể tại Nghị quyết số 02/NQ-CP, các Nghị quyết khác của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đặc biệt là khẩn trương thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh việc tiếp tục xử lý các vấn đề cấp bách để vừa phòng chống dịch, vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thì yêu cầu đặt ra trong thời gian tới được là cần xây dựng được kế hoạch để thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực của ngành Công Thương, khôi phục và thúc đẩy phát triển công nghiệp - thương mại trong tình hình mới.

Trong đó, Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện một số giải pháp trọng tâm như Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 84/NQ- CP của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh

Đồng thời có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác hội nhập quốc tế về kinh tế.

Bộ Công Thương đang tích cực trao đổi với Ban thư ký ASEAN, Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, Bộ Ngoại giao và và các đơn vị liên quan để đưa ra phương án tổ chức và xây dựng nội dung thảo luận đối với Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đặc biệt và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN +3 đặc biệt về ứng phó dịch Covid-19 và tổ chức triển khai.

Cùng với đó là thúc đẩy việc thực hiện các Tuyên bố chung về phục hồi kinh tế để ứng phó với tác động của dịch Covid-19 trong khuôn khổ hợp tác với các tổ chức WTO, ASEAN, APEC, G20 và các tổ chức đa phương khác mà ta là thành viên.

Một nhiệm vụ hết sức quan trọng là thúc đẩy việc thực thi hiệu quả các FTA đã có hiệu lực, nhất là các FTA thế hệ mới, trong đó tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về các FTA tới cộng đồng doanh nghiệp cũng như Sở, ban, ngành ở các địa phương.

Ông Ngô Trung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Đa biên trình bày tại Hội nghị Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – Một số cam kết quan trọng và những điều cần lưu ý”
Ông Ngô Trung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Đa biên trình bày tại Hội nghị phổ biến "Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – Một số cam kết quan trọng và những điều cần lưu ý” tại TP.Hải Phòng, tháng 5/2019

 

Để tận dụng có hiệu quả các cơ hội từ FTA, các đơn vị thuộc Bộ  Công Thương tăng cường phối hợp với hệ thống các Thương vụ, Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài.

Cho đến nay Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 13 FTA đã ký kết và đi vào hiệu lực, 1 FTA Việt Nam - EU đã ký kết và chờ phê chuẩn từ phía Việt Nam và 3 FTA đang đàm phán.

Các FTA nói trên đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn và có quan hệ thương mại với trên 230 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế.

Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã thường xuyên, tích cực triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, cam kết về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiệp định FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và các FTA khác mà ta đã tham gia.

Từ đó hỗ trợ các đối tượng liên quan tận dụng tối đa cơ hội do các FTA mang lại ở tất cả các cấp độ, từ nâng cao nhận thức đến chuyên sâu theo hầu hết tất cả các kênh khác nhau như: tọa đàm, hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn, đào tạo, trả lời trực tuyến, trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin trên trang web của Bộ...

Kỳ Anh