Báo cáo thực hiện tiến độ, ông Nguyễn Ngọc Hải -  Giám đốc quản lý Dự án cho biết, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 được khởi công từ năm 2011 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là chủ đầu tư với quy mô công suất 2x600MW (2 tổ máy), cùng tổng mức đầu tư 41.799 tỷ đồng.

Đến nay, tiến độ tổng thể đạt 84,19%, trong đó thiết kế đạt 99,63%; ký các hợp đồng mua sắm đạt khoảng 95%; gia công, chế tạo và vận chuyển đạt 93.79%; thi công đạt 82.145%, chạy thử đạt 3,515%.

Đặc biệt, trong đó công tác thiết kế gia công, chế tạo và thi công lắp đặt các hạng mục nhà máy đã cơ bản hoàn thành, các hệ thống như cung cấp nước ngọt, xử lý nước, sân phân phối 220KV, hệ thống phòng cháy chữa cháy đã được tiến hành chạy thử.

dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, cần đi vào thực tiễn, tháo gỡ điểm nghẽn đưa Nhiệt điện Thái Bình 2 về đích đúng tiến độ

Trong thời gian tới, dự kiến phát điện Tổ máy số 1 vào tháng 6/2020 và Tổ máy số 2 vào tháng 10/2020. Tuy nhiên, để hoàn thành theo tiến độ nêu trên , Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đang gặp rất nhiều khó khăn.

“Hiện nay, có 4 nhóm khó khăn lớn nhất mà Dự án đang gặp phải. Đặc biệt là về cơ chế, thể chế; Hồ sơ pháp lý; vốn và tư tưởng”, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch PVN nhấn mạnh.

Riêng về vấn đề vốn, ông Thanh nhấn mạnh, hiện nay, Dự án được thu xếp vốn theo phương án cơ cấu 30/70 (vốn chủ sở hữu/vốn vay). Tuy nhiên, đến nay, việc gia hạn tiếp tục giải ngân phần vốn vay nước ngoài (đã hết hạn từ 28/9/2018) vẫn chưa được cấp thẩm quyền chấp thuận.

Trong khi đó, nguồn vốn vay trong nước chưa được các ngân hàng trong nước xem xét, cấp tín dụng với nhiều lý do: vượt hạn mức, Dự án chưa được đưa vào danh sách cấp tín dụng...

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, cần đi vào thực tiễn, tháo gỡ điểm nghẽn đưa Nhiệt điện Thái Bình 2 về đích đúng tiến độ
Ông Trần Sỹ Thanh chia sẻ 4 nhóm khó khăn của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

 

Đáng chú ý, khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề giải quyết tư tưởng cho anh em cán bộ công nhân viên. Bởi, theo ông Thanh hiện nay, một lượng lớn cán bộ công nhân có tay nghề chuyên môn đã rời Dự án, chuyển công tác. Tôi đau xót khi lần lượt nhìn cán bộ, công nhân của mình rời dự án, ông Thanh trăn trở.

Về phía đại diện Tổng thầu EPC, ông Nguyễn Đình Thế, Tổng giám đốc PVC cũng nhắc tới những vướng mắc trong dòng tiền thực hiện dự án. “Phần xây dựng bằng tiền Việt đã thực hiện 80%, giải ngân 84%. Trong quá trình thực hiện đã phải dùng nguồn khác bù vào, trong đó có cả tiền tổng thầu tự chi ra, thậm chí còn nhiều hơn tiền từ chủ đầu tư giải ngân”, ông Thế cho hay.

Đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Nguyễn Hồng Diên - Bí Thư tỉnh ủy Thái Bình cho rằng, Dự án phải lấy lại được niềm tin của Chính phủ, của Bộ, Ban, ngành và người dân. Cụ thể, ông Nguyễn Hồng Diên cho rằng, nếu không tháo gỡ 4 nhóm khó khăn trên, các nhà thầu trong và ngoài nước đều quay lưng, rời Dự án.

Do đó cần lấy lại niềm tin của các nhà thầu trên cơ sở tháo gỡ những khó khăn nhất là về cơ chế, thể chế, ông Nguyễn Hồng Diên nói.

Bên cạnh đó, ông Diên cũng đề xuất, PVN cần có cơ chế khuyến khích, ràng buộc để cán bộ quản lý, kỹ thuật không rời khỏi Dự án. Đồng thời, phát đi những tín hiệu tuyển dụng nhân sự khi dự án hoàn thành, đi vào hoạt động để chuẩn bị lực lượng nhân công kế nhiệm, tiếp nhận những nhiệm vụ mới

Đây là những giải pháp căn cơ, tháo gỡ những vướng mắc hiện tại của Dự án, ông Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Clip Bộ trưởng Trần Tuấn Anh kết luận tại Hội nghị

Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, đây là thời điểm quan trọng với dự án và với hệ thống điện quốc gia. Bộ trưởng nhấn mạnh, Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 là dự án rất có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay để đảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo cân đối cung cầu điện.

Nếu đảm bảo giải ngân chặt chẽ, đúng tiến độ thì đây là giải pháp quan trọng nhất để bảo toàn vốn đầu tư nhà nước cho những công trình điện quan trọng. Do đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị, các bộ, ngành phải nhanh chóng gửi ý kiến để Bộ tổng hợp trình Thủ tướng, thường trực Chính phủ vào cuối tháng 7 này dựa trên các đề xuất của PVN.

“Chúng ta phải quyết liệt, không kéo dài thời gian ngưng trệ của Dự án, tránh lãng phí thất thoát tài sản của Nhà nước”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng, Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 còn nhiều việc phải làm, bao gồm việc rà soát, khẳng định lại các phương án kỹ thuật tương ứng với cơ cấu vốn đầu tư thay đổi, kế hoạch, giải pháp nhằm đảm bảo năng lực thi công của PVN.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng yêu cầu PVN cần chịu trách nhiệm làm việc với các bên tổng thầu, giải quyết cơ cấu vốn, giải ngân đúng tiến độ... Đồng thời, Bộ trưởng cũng yêu cầu, PVN cần rà soát lại các phương án kỹ thuật để phù hợp với khuôn khổ đầu tư và phải có phương án ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các nhà thầu khi nhà máy chạy thử và đi vào vận hành.

Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị, Bộ Tài chính xem xét, gia hạn các khoản vay nước ngoài của Dự án. Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ PVN làm việc với Ngân hàng nhà nước, huy động được nguồn vốn trong nước, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trước đó, sáng cùng ngày, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cùng ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ông Nguyễn Sỹ Thanh, Chủ tịch PVN cùng lãnh đạo tỉnh Thái Bình tham quan Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi tham quan:

dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình

dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình

 

dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình

dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình

dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình