ca phe brazil
Brazil đẩy mạnh sản lượng cà phê robusta do mức tiêu thụ trong nước tăng vọt.

Nikkei Asian Review trích dự báo của bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam sẽ tăng 0,3% lên 29,1 triệu bao (60kg/bao) trong niên vụ 2019-2020. Con số này đã tăng 10% so với 5 năm trước đó.

Sản lượng cà phê tại Ấn Độ cũng được dự đoán tăng 8,1% lên 4 triệu bao, tăng gần 5% so với 5 năm trước.

Brazil, nhà sản xuất và phê Robusta lớn thứ hai thế giới dự kiến sản xuất 18,3 triệu bao Robusta trong niên vụ này, tăng 10% so với năm trước. Với sản lượng này, Brazil sẽ chiếm 25% sản lượng cà phê Robusta toàn cầu, trong khi đó, tỷ lệ này của Việt Nam là 40%.

Thực tế, xuất khẩu cà phê Robusta của Brazil đã tăng lên. Theo hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê của Brazil, tính đến tháng 8/2019, nước này đã xuất khẩu 2,7 triệu bao, tăng khoảng 10% so với toàn bộ năm 2018. Mức tăng này là do nhu cầu trên toàn cầu tăng lên cùng với việc đồng real giảm giá xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm qua.

Cà phê robusta rất được yêu chuộng ở châu Á. Một trong những lý do khiến Brazil đẩy mạnh sản lượng cà phê robusta là mức tiêu thụ trong nước tăng vọt. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo mức tiêu thụ cà phê ở Brazil trong niên vụ 2019-2020 sẽ tăng lên mức 25,53 triệu bao, cao hơn 15% so với cách đây 5 năm. Dân số tăng cộng với mức thu nhập tăng ở Brazil giúp thúc đẩy mức tiêu thụ cà phê ở nước này.

Sản lượng cà phê bình quân của Brazil đã tăng mạnh trong thập niên qua. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) ước tính riêng tại Brazil sản lượng cà phê bình quân đã tăng hơn 40% lên 1,5 tấn/ha. 

Brazil chiếm hơn 1/3 nguồn cung cà phê toàn cầu. Sản lượng cà phê sản xuất tại Brazil đạt kỷ lục lên đến 62 triệu bao vào năm ngoái và sẽ tiếp tục phá vỡ kỷ lục vào năm 2020.