Bức tranh kinh tế quý I tươi sáng

Đây là quý mà các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu như sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đều đạt mức tăng trưởng ấn tượng


Sản xuất công nghiệp tăng khá

Sản xuất công nghiệp quý I năm 2014 có tăng trưởng 5,2%, cao hơn nhiều so với mức tăng 4,6% của quý I năm 2013. Trong đó, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá, cao hơn mức tăng của toàn ngành (tăng 7,3%),điều này cho thấy sản xuất của một số ngành có dấu hiệu phục hồi. Ngành khai khoáng giảm 2,9% so với cùng kỳ, nguyên nhânchủ yếu do sự cố xì van đường ống cấp khí trên giàn BRA tại hệ thống khí PM3 cung cấp cho 2 nhà máy điện Cà Mau và tháng 3 thời tiết mưa nhiều không thuận lợi cho công tác khai thác, bên cạnh đó các doanh nghiệp trong ngành than, khoáng sản điều tiết sản lượng khai thác để cân đối với khả năng tiêu thụ sản phẩm và giảm hàng tồn kho.

Một số ngành như dệt may, da giày sản xuất tương đối thuận lợi trong 3 tháng đầu năm,thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ trong nước đang hồi phục và có mức tăng trưởng hơn năm trước,đơn hàng sản xuất ổn địnhđến hết quý III, thậm chícho cả nămđối với các doanh nghiệp ngành dệt may và đến tháng 8 đối với các doanh nghiệp da giày.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, tình hình sản xuất công nghiệp trong những tháng tới sẽ khả quan hơn với các yếu tố như sau:

- Các doanh nghiệp trong nước có xu hướng gia tăng nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất.

- Bắt đầu bước vào mùa hè, nhiều sản phẩm như: sản xuất điện, sản xuất hàng thiết bị điện, điện lạnh, sản xuất đồ uống... mức tiêu thụ tăng dẫn đến sản xuất sẽ tăng.

- Các chính sách hỗ trợ của nhà nước phát huy tác dụng là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của thị trường các mặt hàng vật liệu xây dựng, sắt thép, xi măng, đá, cát sỏi...

- Các nhóm hàng dệt may, da giầy, linh kiện điện tử đã có đơn hàng ổn định, nhu cầu khách hàng vẫn tăng... góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

Xuất khẩu nhóm hàng chế biến dẫn đầu

Tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) quý I năm 2014 ước đạt 33,35 tỉ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương với tăng 4,12 tỷ USD),trong đó KNXKcủa khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt gần 10,9 tỷ USD, chiếm 32,6% tổng KNXK của cả nước, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái; KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 22,47 tỷ USD, chiếm 67,4% tổng KNXK của cả nước, tăng 16,3%, nếu không kể dầu thô KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20,78 tỷ USD tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2013.

Kimngạch xuất khẩu tăng trưởng 14,1% là kết quả khá tích cực của hoạt động xuất nhập khẩu những tháng đầu năm 2014.Kimngạch 3 tháng đầu năm ước đạt 22,9% kế hoạch năm và cao hơn nhiều so với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu Quốc hội thông qua là 10%.

Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung.Kimngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng trưởng cao nhất tăng 17,6%, trong khi đó nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm 9,0% và nhóm nông, lâm, thủy sản tăng 6,9%.Theo đó, tỷ trọng của các nhóm hàng đã có sự thay đổi theo hướng tích cực giảm dần tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản, tăng dần nhóm hàng công nghiệp chế biến. Cụ thể, so với tỷ trọng của quý I năm 2013, quý I năm 2014 tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến đã tăng từ 68,5% lên 70,6%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm từ 8,7% xuống còn 7,0%; nhóm hàng nông, lâm sản giảm từ 15,8% xuống còn 14,8%.

Hoạt động xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ sự đóng góp lớn của khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nếu không kể dầu thô xuất khẩu khối này tăng 18,9%, điều này cho thấy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực, kinh nghiệm và thị trường sẵn có vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng xuất khẩu;

Xuất khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước so với cùng kỳ năm 2013 tăng 9,8%, (quý 1 năm 2013 tăng 4,9%), điều này cho thấy các doanh nghiệp trong nước có dấu hiệu phục hồi sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu.

Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tương tự quý I năm 2013, tính đến hết quý I năm 2014 đã có 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD là thủy sản, cà phê, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, da giày, máy vi tính, sản phẩm điện tử; điện thoại các loại và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng và phương tiện vận tải.

Lượng xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản giảm cho thấy sự hạn chế trong việc gia tăng sản lượng và sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (mặt hàng gạo, cà phê...); giá xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giảm và tăng thấp so với cùng kỳ đã khiến kim ngạch xuất khẩu nhóm này sụt giảm, vì vậy ngoài các giải pháp như mua tạm trữ thì các giải pháp như hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, đáo hạn ngân hàng, tìm kiếm thị trường cần phải được quan tâm thúc đẩy hơn nữa.

Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng trưởng cao nhất, trong đó có sự đóng góp lớn của các ngành hàng có vốn đầu tư nước ngoài như: máy vi tính và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép...

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần cho sản xuất, tiêu dùng trong nước cũng như các mặt hàng nhập khẩu phục vụ gia công, xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng 87,9% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhiều nhóm hàng nguyên liệu được đẩy mạnh lượng nhập khẩu khi giá nhập khẩu có xu hướng giảm. Nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu có mức tăng thấp hơn mức tăng chung kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng như điện thoại di động, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ có mức tăng khá cao so với cùng kỳ.

Thị trường trong nước phục hồi

Trong quý I năm 2014, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước đạt 701,402 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2013,nếu loại trừ yếu tố giá mức tăng là 5,13%, cao hơn mức tăng 4,5% của cùng kỳ năm trước.

Xét theo thành phần kinh tế, các nhóm thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch, dịch vụ tăng từ 8,1% - 23,5%.

Xét theo loại hình kinh tế, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn có mức tăng trưởng cao nhất, tăng 25,0%, tiếp đó đến khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể.

Giá dùng tháng3năm 2014 giảm 0,44% so với tháng 2, đây là năm thứ 2 có chỉ số giá tháng 3 giảm. Nguyên nhân chính do giá cả nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm và một số nhiên liệu như khí đốt hóa lỏng (LPG) có xu hướng giảm, đồng thời tiêu dùng của người dân vẫn ở mức thấp.

Trong các nhóm hàng hoá và dịch vụ tháng 3 năm 2014, chỉ số giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm mạnh, với mức giảm 0,96% (lương thực giảm 0,13%, thực phẩm giảm 1,54%); giao thông giảm nhẹ với mức 0,03%; bưu chính viễn thông giảm 0,03%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,74%. Các nhóm hàng hoá và dịch vụ còn lại có chỉ số giá tăng nhẹ từ 0,01% đến 0,24%

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 năm 2014 tăng 0,8% so với tháng 12 năm 2013; tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I năm 2014 tăng 4,83% so với bình quân cùng kỳ năm 2013.

PV