Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Petrolimex chi nhánh Chợ Lớn

Bài nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Petrolimex chi nhánh Chợ Lớn" PGS. TS. Trần Huy Hoàng (Trường Đại học Văn Hiến) - Nguyễn Thị Anh Phương (PGĐ Hòa Bình - Chi nhánh Chợ Lớn Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex) thực hiện.

Tóm tắt:

Bài viết nghiên cứu phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng nhằm xác định các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Petrolimex chi nhánh Chợ Lớn. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu thứ cấp được thu thập bằng cách chọn ngẫu nhiên từ 150 khách hàng của Ngân hàng TMCP Petrolimex chi nhánh Chợ Lớn. Bài nghiên cứu tìm thấy, các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng bởi các biến độc lập nghiên cứu, trong đó các yếu tố Tình hình sử dụng vốn vay, Loại kỳ hạn, Loại tài sản đảm bảo, kiểm tra - giám sát khoản vay, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Từ khóa: nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng, nợ xấu, Ngân hàng Petrolimex chi nhánh Chợ Lớn.

1. Đặt vấn đề

Trong hoạt động của ngân hàng thương mại thì tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cũng như giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. Hoạt động tín dụng cũng gắn liền với rủi ro tín dụng. Phần lớn rủi ro tín dụng xảy ra đều xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Hậu quả của rủi ro tín dụng là nợ xấu của ngân hàng gia tăng, giảm sút lợi nhuận và nhiều tiêu cực khác. Nợ xấu là vấn đề tồn đọng trong nhiều ngân hàng, các khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng đến hạn không thể thu hồi lại được do các yếu tố khách quan hoặc chủ quan. Nợ xấu đã trở thành nỗi lo thường trực của nhiều ngân hàng thương mại không chỉ trên thế giới mà còn ở hệ thống các tổ chức tín dụng, các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Petrolimex chi nhánh Chợ Lớn là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng việc tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại ngân hàng, tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng để có giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng là cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng đối, đánh giá các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Petrolimex chi nhánh Chợ Lớn bằng phương pháp định lượng.

- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Petrolimex chi nhánh Chợ Lớn.

3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp mô tả - giải thích, đối chiếu - so sánh, phân tích tổng hợp trên cơ sở số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh… của Ngân hàng TMCP Petrolimex chi nhánh Chợ Lớn.

Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc sử dụng mô hình xác suất Lôgit, với sự hỗ trợ của phần mềm Stata để phân tích, nhằm xác định các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.

4. Kết quả nghiên cứu (Bảng 1, 2, 3, 4, 5; Hình 1)

Mô hình nghiên cứu sử dụng trong bài do Maddala (1984) đề xuất với phương trình sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + ε     (3.1)

Trong đó:

  • β0: Là hằng số
  • βt: với t chạy từ 1 đến 7 là hệ số hồi quy của các biến độc lập X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7.
  • ε: Sai số được giả định là phân phối chuẩn trong mô hình Lôgit.
  • Y là biến phụ thuộc, là mức độ rủi ro của khoản vay, được đo lường bằng 2 giá trị 0 và 1 (0: không có rủi ro, 1: có rủi ro). Trong nghiên cứu này xác định các khoản vay có rủi ro là những khoản vay có nợ xấu nhóm 3, 4 ,5 và những khoản vay không có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm 1, 2. Các khoản nợ phân nhóm trên là phù hợp theo quy định của 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 về Trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Tổ chức tín dụng.
  • X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7 là các biến độc lập (biến giải thích) là các nhân tố giả định tác động đến công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu thứ cấp được thu thập bằng cách chọn ngẫu nhiên từ 150 khách hàng cá nhân đang vay vốn tại Ngân hàng TMCP Petrolimex chi nhánh Chợ Lớn. Mẫu là các hồ sơ tín dụng có các khoản vay từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2022. Việc chọn thời gian như vậy nhằm đảm bảo:

- Tất cả các khoản vay đã phát sinh kỳ hạn trả nợ, như vậy mới đánh giá được chất lượng của khoản vay một cách chính xác.

- Tất cả các khoản vay đều đảm bảo bao gồm cả ngắn hạn, trung dài hạn.

Dữ liệu cho phương pháp định tính: Số liệu thứ cấp lấy từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của ngân hàng để thực hiện phương pháp định tính.

Các biến này được định nghĩa và diễn giải như tại Bảng 1.

Bảng 1. Định nghĩa và diễn giải các biến độc lập

Biến số

Diễn giải

Kết quả trước

Kết quả nghiên cứu đạt được

Nguồn

Kinh nghiệm của Cán bộ tín dụng (X1)

Số năm trực tiếp làm công tác tín dụng

(-)

(+)

- PGS.TS. Trương Đông Lộc

Tình hình sử dụng vốn vay (X2)

Biến giả, bằng 0 nếu sử dụng vốn vay đúng mục đích, bằng 1 nếu sử dụng vốn vay sai mục đích

(+)

(-)

- PGS.TS. Trương Đông Lộc

- Ý kiến các chuyên gia tại ngân hàng

Loại kỳ hạn (X3)

Biến giả, bằng 0 nếu là ngắn hạn, bằng 1 nếu là trung dài hạn

(+)

(-)

 

- PGS.TS. Trương Đông Lộc

Loại TSĐB (X4)

Biến giả, bằng 0 nếu TSĐB là động sản, bằng 1 nếu TSĐB là bất động sản

(+)

(-)

- PGS.TS. Trương Đông Lộc

- Ý kiến các chuyên gia tại ngân hàng

Đảm bảo nợ vay (X5)

Số tiền vay/Giá trị TSĐB

(+)

(-)

- PGS.TS. Trương Đông Lộc

Kiểm tra, Giám sát khoản vay (X6)

Tổng số lần kiểm tra trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu

(-)

 

(-)

 

- PGS.TS. Trương Đông Lộc

Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh (X7)

Biến giả, bằng 1 nếu KH kinh doanh từ 2 ngành trở lên, bằng 0 nếu kinh doanh 1 ngành

(-)

 

(-)

- PGS.TS. Trương Đông Lộc

- Ý kiến các chuyên gia tại ngân hàng

Bảng 2. Thống kê mô tả mẫu khảo sát

X2

Đúng mục đích = 1

Chưa đúng mục đích = 0

X3

Vay ngắn hạn = 1

Vay trung dài hạn = 0

X4

Bất động sản = 1

Động sản = 0

X7

Một ngành nghề = 1

Nhiều hơn hai ngành nghề = 0

Bảng 3. Kết quả tình hình sử dụng vốn vay

X2

Frequency

Percentage (%)

Cum. (%)

Không đúng mục đích

67

44,67

44,67

Đúng mục đích

83

55,33

100,00

Tổng

150

100

 

Bảng 4. Kết quả tình hình sử dụng vốn vay

X2

Frequency

Percentage (%)

Cum. (%)

Không đúng mục đích

67

44,67

44,67

Đúng mục đích

83

55,33

100,00

Tổng

150

100

 

Bảng 5. Kết quả hồi quy

RRTD

beta

Std. Err.

Z

P-value

X1

0,052

0,282

0,190

0,852

X2

-1,757

0,887

-1,980

0,048

X3

-6,264

1,529

-4,100

0,000

X4

-1,999

0,917

-2,180

0,029

X5

-1,089

1,575

-0,690

0,489

X6

-1,012

0,279

-3,630

0,000

X7

-8,335

2,708

-3,080

0,002

_cons

25,236

6,237

4,050

0,000

Hình 1: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình

rủi ro tín dụng

Phương trình nghiên cứu là:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + ε   (1)

Suy ra:

Y = 25,236 - 1,757X2 - 6,264X3 - 1,999X4 - 1,012X6 - 8,335X7 + ε  (2)

Kết quả X2 có tác động ngược chiều lên rủi ro tín dụng cho thấy các đối tượng sử dụng đúng mục đích sẽ có rủi ro tín dụng thấp hơn so với các đối tượng sử dụng không đúng mục đích. Mục đích vay vốn được ngân hàng thẩm định và có tính khả thi cao. Do vậy, các dự án này có tính rủi ro thấp hơn so với các dự án sử dụng không đúng mục đích (do các dự án không đúng mục đích chưa được thẩm định về tính khả thi dự án).

X3 có tác động ngược chiều nên rủi ro tín dụng chỉ ra các khoản vay ngắn hạn có tỷ lệ rủi ro tín dụng thấp hơn các khoản vay dài hạn. Với các khoản vay ngắn hạn, khả năng kiểm soát khoản vay của ngân hàng đối với khách hàng tốt hơn so với các khoản vay dài hạn.

X4 có tác động ngược chiều lên rủi ro tín dụng cho thấy tài sản đảm bảo là bất động sản có xu hướng có tỷ lệ rủi ro tín dụng thấp hơn so với tài sản đảm bảo khác. Các tài sản bất động sản có tính hữu hình cao dẫn tới khả năng mua bán nợ xấu từ các tài sản này cũng dễ hơn với các tài sản đảm bảo động sản. Do đó, tính ràng buộc về tài sản đảm bảo và trả nợ chặt chẽ hơn, dẫn tới khách hàng có trách nhiệm trả nợ cao hơn.

X6 có tác động ngược chiều lên rủi ro tín dụng cho thấy việc kiểm tra giám sát các khoản vay càng nhiều thì tỷ lệ rủi ro tín dụng càng thấp. Hoạt động kiểm tra giám sát các khoản vay làm cho hoạt động kinh doanh từ các khoản vay được hoạt động theo đúng mục đích khoản vay. Đồng thời, các phát sinh trong quá trình hoạt động có thể được hỗ trợ từ phía Ngân hàng giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng.

X7 có tác động ngược chiều lên rủi ro tín dụng chỉ ra, chỉ có 1 ngành nghề sẽ có rủi ro thấp hơn so với hoạt động nhiều ngành nghề. Việc tập trung cho công việc giúp giá trị thu nhập tạo ra tốt hơn dẫn tới khả năng trả nợ cao hơn. Đa dạng hóa công việc đang làm cho cá nhân không mang lại thu nhập tốt cho việc trả nợ. Các chi phí về công việc dường như cao hơn mức thu nhập kì vọng làm cho khả năng trả nợ thấp hơn.

4. Kết luận và kiến nghị

Qua việc áp dụng mô hình Lôgit trong việc xác định các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Petrolimex chi nhánh Chợ Lớn, từ 7 nhân tố là các biến độc lập được xác định, nghiên cứu đã chọn được 5 nhân tố (có ý nghĩa thống kê), đã tác động đến rủi ro tín dụng đó là:

  • Tình hình sử dụng vốn vay.
  • Kiểm tra, giám sát khoản vay.
  • Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.
  • Đảm bảo nợ vay.
  • Loại kỳ hạn cho vay

Trên cơ sở các nhân tố đã được xác định, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Petrolimex chi nhánh Chợ Lớn:

Tình hình sử dụng vốn vay: Thực tế, khi ngân hàng cấp bất kỳ một khoản tín dụng nào đều phải quan tâm đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có đúng với phương án, dự án mà khách hàng đã đề ra. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích có thể dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Như vậy, cần thẩm định tính chính xác của dự án vay vốn, đối với những phương án không rõ ràng, không hợp lý nên từ chối ngay từ đầu.

Nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng cũng phải minh chứng được, cán bộ tín dụng phải kiểm tra tính hợp lý hợp lệ này.

Phát hiện kịp thời những trường hợp vay hộ hay sử dụng vốn trái pháp luật.

Chú trọng gia tăng các khoản vay ngắn hạn, vì khả năng kiểm soát khoản vay của ngân hàng và khách hàng tốt hơn so với các khoản vay dài hạn

Tài sản đảm bảo là bất động sản có xu hướng có tỷ lệ rủi ro tín dụng thấp hơn so với tài sản đảm bảo khác, công tác thẩm định giá tài sản đảm bảo ngân hàng nên quy định:

  • Công tác kiểm tra, đánh giá lại định kỳ tài sản đảm bảo nên do phòng quản lý tài sản đảm bảo và các phòng ban liên quan thuộc khối quản trị rủi ro thực hiện để đảm bảo kiểm soát được rủi ro một cách khách quan.
  • Thời gian kiểm tra, đánh giá lại tài sản đảm bảo nên được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất ngay khi có biến động tăng/giảm của tài sản đảm bảo.

Kiểm tra, kiểm soát khoản vay: Việc kiểm tra kiểm soát khoản vay bao gồm luôn những giải pháp của việc giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng.

Việc kiểm tra kiểm soát khoản vay bao gồm những giải pháp của việc giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng. Tuy nhiên, do tính chất của việc kiểm tra giám sát khoản vay rộng hơn gồm nhiều khâu nên cần lưu ý nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra tuân thủ và kiểm soát nội bộ: công tác kiểm tra và kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là công cụ vô cùng quan trọng trong việc phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình tác nghiệp hoạt động tín dụng của ngân hàng, đồng thời cũng phát hiện ngăn chặn những rủi ro đạo đức.

Yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo, ngoài tài sản của khách hàng có thể dùng tài sản cá nhân để bảo lãnh.

Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh: Thực tế trong nền kinh tế, mỗi một ngành hàng đều có một chu kỳ sống nhất định, vì vậy trong hoạt động kinh doanh của khách hàng cá nhân vay vốn càng đa dạng hóa thì rủi ro tín dụng đối với khoản vay càng thấp. Đối với đối tượng cấp tín dụng, cần chú trọng, ưu tiên đến những khách hàng có nhiều ngành nghề kinh doanh cũng như kinh doanh nhiều loại hàng hóa liên quan, tránh trường hợp chỉ tập trung cho vay với những khách hàng chỉ kinh doanh một loại hàng hóa duy nhất hoặc một ngành nghề duy nhất.

Tài liệu tham khảo:

  1. Trần Huy Hoàng và cộng sự. (2018). Quản trị Ngân hàng Thương mại. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
  2. Trương Đông Lộc, Nguyễn Thị Tuyết (2011). Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Chi nhánh Cần Thơ. Tạp chí Ngân hàng, 5, 38 - 41.
  3. Trương Đông Lộc (2010). Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHTM Cổ phần Nhà nước ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Kinh tế phát triển, 156, 49 - 57.
  4. Maddala, G. S. (1988). Introduction to Econometrics. Macmillan Pub Co.

FACTORS AFFECTING THE CREDIT RISK OF PETROLIMEX GROUP COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - CHO LON BRANCH

Assoc.Prof.Ph.D Tran Huy Hoang1

Nguyen Thi Anh Phuong2

1Van Hien University

2Vice Deputy,  Petrolimex Group Commercial Joint Stock Bank - Cho Lon Branch

Abstract:

This study analyzes the factors affecting the credit risk of Petrolimex Group Commercial Joint Stock Bank (Petrolimex Bank) - Cho Lon Branch. The study analyzes the secondary data randomly collected from 150 customers of Petrolimex Bank - Cho Lon Branch. The study finds out that the bank branch’s credit risk is directly affected by independent variables, including: the use of loan, the loan term, the type of collateral, the loan control and monitoring, the diversification of business fields.

Keywords: factors affecting the credit risk, credit risk, bad debt, Petrolimex Bank - Cho Lon Branch.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 7 tháng 3 năm 2023]

Tạp chí Công Thương