Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh do ThS. Vũ Ngọc Thắng1 - Nguyễn Ngọc Tú1 (1Đại học Đại Nam) thực hiện.

TÓM TẮT:

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên dữ liệu khảo sát sinh viên tại các trường đại học về các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ý tưởng khởi nghiệp, với đối tượng trả lời là sinh viên đang theo học khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Kết quả cho thấy, việc hình thành ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên khi ngồi trên ghế nhà trường chịu sự tác động bởi: (1) Môi trường giáo dục và học tập; (2) Tác động của thầy cô, gia đình và những người thân quen; (3) Thái độ và nhận thức của bản thân sinh viên. Bên cạnh đó, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các trường đại học, hiệp hội và đơn vị liên quan cần quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy mạnh hơn nữa việc hình thành ý tưởng khởi nghiệp từ sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh; nhằm góp phần thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, tư duy sáng tạo của thế hệ trẻ, cũng như hình thành văn hóa khởi nghiệp.

Từ khóa: khởi nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, sinh viên khối ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh.

1. Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã luôn quyết tâm đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp từ các doanh nhân và doanh nghiệp trẻ; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, tư duy sáng tạo từ thế hệ sinh viên. Sau một thời gian thực hiện Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665) của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 1230/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 ban hành Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành Giáo dục với mục tiêu: (1) Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên; (2) Tạo môi trường và cơ chế hoạt động khởi nghiệp, góp phần hình thành văn hóa khởi nghiệp.

Với nền kinh tế đất nước ngày càng hiện đại, năng động, sinh viên khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam rất dễ dàng để tiếp cận với những kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp kinh doanh. Nhờ đó, rất nhiều các ý tưởng được đưa ra nhưng chắc chắn, cũng có rất nhiều hoài bão ấp ủ và ý tưởng chỉ đang dừng lại trên giấy hoặc trong tiềm thức của các bạn trẻ.

Đồng thời, việc hình thành các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh luôn chịu sự ảnh hưởng và tác động bởi những nhân tố chủ quan, và cả khách quan. Chính vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh, nhằm đề xuất một số giải pháp giúp đem lại những thói quen tốt, môi trường tốt giúp sinh viên dễ dàng và nhanh chóng hình thành ý tưởng khởi nghiệp trong thực tiễn.

2. Cơ sở lý luận

2.1. Khái niệm khởi nghiệp

Theo Steve (2010), khởi nghiệp là cá nhân, doanh nghiệp hoặc một tổ chức tạm thời thiết kế để tìm ra một mô hình hoạt động có thể lặp lại hoặc mở rộng nhanh chóng.

Nhà khởi nghiệp là những người (chủ doanh nghiệp) tìm tòi tạo ra giá trị thông qua tổ chức hoặc mở rộng các hoạt động kinh tế bao gồm “tạo ra và khai thác sản phẩm, quá trình hoặc thị trường mới”; hay nhà khởi nghiệp là những người có kiểm soát trực tiếp đối với hoạt động của doanh nghiệp bởi sự sở hữu toàn bộ hoặc sở hữu một phần đáng kể cổ phần của doanh nghiệp” (Nguyễn Hồng Sơn, Phan Chí Anh, 2013).

Ý tưởng là thuật ngữ chung để chỉ một trong những sản phẩm phi vật chất của trí tuệ con người. Các ý tưởng khởi nghiệp là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực kinh tế dùng để chỉ loại ý tưởng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Mục đích của nó là mang lại sự đổi mới và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển một cách nhanh chóng.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ý tưởng khởi nghiệp

Theo Alsos và Kolvereid kết luận, người sáng lập tiếp nối có mức độ của sự cam kết với doanh nghiệp cao hơn người sáng lập mới hoặc song song. Như vậy, người có kinh nghiệm và kiến thức về khởi nghiệp càng nhiều thì càng có nhiều ý tưởng sáng tạo và đột phá. Cũng theo Shane & cộng sự đề xuất, đặc điểm tính cách như chấp nhận rủi ro, niềm tin và năng lực bản thân, kiểm soát bản thân… có mối quan hệ với việc hình thành ý tưởng khởi nghiệp và dám thực hiện của sinh viên. Như vậy, nhân tố đầu tiên đó chính là Thái độ và nhận thức của bản thân sinh viên về khởi nghiệp.

Cũng theo Alsos và cộng sự đưa ra nhận định, ủng hộ của gia đình sẽ tác động tích cực và khuyến khích sinh viên mong muốn khởi nghiệp. Ảnh hưởng từ bạn bè, hay những ý tưởng kinh doanh sáng tạo của bạn bè là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới việc một cá nhân mong hình thành ý tưởng khởi nghiệp… Như vậy, sự ủng hộ của những người xung quanh là nhân tố tác động tới việc hình thành ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên.

Theo Linan và cộng sự, môi trường giáo dục tạo ra nền tảng, có sự chi phối và phát triển tư duy của sinh viên. Chương trình đào tạo của các trường được xây dựng, triển khai gắn liền với định hướng khởi nghiệp sáng tạo sẽ tác động tới việc hình thành ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên. Theo Alsos, trong môi trường giáo dục, thầy cô có ảnh hưởng rất lớn và là nguồn cung cấp tri thức, tạo ra môi trường, gieo mầm các ý tưởng khởi nghiệp. Vậy nhân tố thứ ba được xét đến là Ảnh hưởng từ môi trường giáo dục.

3. Dữ liệu và kết quả nghiên cứu

Dựa vào phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc gửi mẫu điều tra trực tiếp và thu thập tài liệu từ các công trình nghiên cứu trước đó, nghiên cứu này, tác giả tiến hành phân tích đánh giá 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh với 14 biến quan sát. Nghiên cứu được gửi đến 950 sinh viên khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh tại 4 trường trên địa bàn Hà Nội là: Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thăng Long, Đại học Đại Nam, với số phiếu hồi đáp hợp lệ là 920 phiếu.

Để kiểm tra các giá trị hội tụ và các giá trị phân biệt của thang đo nghiên cứu, tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Theo quan điểm của Hair và đồng sự (1998), tiêu chí để đánh giá mức ý nghĩa của phân tích yếu tố là hệ số tải yếu tố (Factor Loading). Do vậy, trong nghiên cứu này, hệ số tải yếu tố được lựa chọn trong phân tích yếu tố khám phá nếu các biến quan sát thỏa mãn điều kiện hệ số lớn hơn 0,5.

Phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có giá trị riêng của ma trận (Eigenvalue) bằng 1 được sử dụng cho phân tích yếu tố với 14 biến quan sát đại diện cho 3 nhóm nhân tố tác động tới ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế, Trường Đại học Đại Nam. Kết quả các phân tích yếu tố được mô tả chi tiết như Bảng 1.

Bảng 1. Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích yếu tố lần 1

Lần

Tổng số biến quan sát

Số biến quan sát bị loại

Hệ số KMO

Sig

Phương sai trích

Số yếu tố phân tích được

1

14

0

0,840

0,000

91

3

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS

 Qua bảng số liệu (Bảng 1) cho thấy, hệ số KMO = 0,840 (thỏa mãn điều kiện 0,5<KMO<1) và giá trị Sig = 0,000 (thỏa mãn điều kiện ≤ 0,05, độ tin cậy đạt 95%). Do vậy, các yếu tố phù hợp với dữ liệu khảo sát, các biến quan sát có tương quan tuyến tính với yếu tố đại diện và bộ dữ liệu này có thể dùng được để phân tích EFA. Bảng 2 trình bày tóm tắt giá trị tổng phương sai và được giải thích cụ thể qua các thông số trong Bảng.

Bảng 2. Tổng phương sai được giải thích trong phân tích EFA của 14 biến quan sát trong nghiên cứu Total Variance Explained 

 

 

 

Thành phần

Giá trị riêng ban đầu

Tổng bình phương

tải trích

Tổng bình phương

tải xoay

 

 

Total

Phần trăm phương

sai %

 

Tích lũy

%

 

 

Total

Phần trăm phương

sai %

 

Tích lũy

%

 

 

Total

Phần trăm phương

sai %

 

Tích lũy

%

1

7,076

50,543

50,543

7,076

50,543

50,543

5,217

37,267

37,267

2

1,868

13,340

63,883

1,868

13,340

63,883

2,457

17,548

54,815

3

1,156

8,257

72,140

1,156

8,257

72,140

2,425

17,325

72,140

4

,910

6,502

78,642

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

,073

,522

100,000

 

 

 

 

 

 

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS

Căn cứ vào bảng tổng phương sai trích cho thấy, 14 biến quan sát hội tụ về 3 nhân tố tại điểm dừng nhân tố Eigenvalues = 1,156 (thỏa mãn điều kiện >1) và ở giá trị phương sai trích đạt 72,140% (thỏa mãn điều kiện >50%). Điều này có nghĩa, 14 biến quan sát giải thích được 72,140% sự thay đổi của 3 nhân tố này, được nhóm lại thành 3 yếu tố chính và cũng phù hợp với mô hình lý thuyết. Kết quả ma trận xoay các yếu tố đại diện cho 3 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 3.

Bảng 3. Bảng Ma trận xoay Rotated Component Matrixa

 

Component

1

2

3

MTGDTTLQ3

,895

 

 

MTGDTTLQ5

,875

 

 

MTGDTTLQ6

,864

 

 

MTGDTTLQ7

,842

 

 

MTGDTTLQ4

,817

 

 

MTGDTTLQ2

,774

 

 

MTGDTTLQ1

,771

 

 

TDVNTCBT1

 

,756

 

TDVNTCBT4

 

,752

 

TDVNTCBT3

 

,742

,327

TDVNTCBT2

 

,651

 

SUH2

 

 

,834

SUH1

,319

 

,785

SUH3

 

 

,780

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

Rotation converged in 5 iterations.

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS

Kết quả ma trận yếu tố xoay cho biết giá trị lớn nhất của hệ số tải yếu tố đối với mỗi biến quan sát. Các biến đặc trưng đều có hệ số tải yếu tố lớn hơn 0,5 và được xếp thành 3 nhân tố đại diện cho các yếu tố tác động đến việc hình thành ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Tuy trong ma trận xoay vẫn tồn tại một vài biến quan sát lưỡng tính (có hệ số tải giải thích cho 2 yếu tố), nhưng hệ số tải của các biến này vẫn có trọng số lớn giải thích cho yếu tố đại diện nên nhóm nghiên cứu không loại bỏ các biến quan sát này trong mô hình. Như vậy, sau khi thu thập số liệu và phân tích EFA cho thấy, các nhân tố tác động đến việc hình thành ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh phù hợp với mô hình lý thuyết và có thể tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo. Các nhân tố được mã hóa lại khái niệm và thang đo như Bảng 4.

Bảng 4. Bảng mã hóa các khái niệm, thang đo nghiên cứu

STT

Mã hóa

Nội dung

I.                    Thái độ và nhận thức của bản thân

1

TDVNTCBT1

Bạn là một người luôn đổi mới và sáng tạo

2

TDVNTCBT2

Bạn am hiểu về khởi nghiệp và kinh doanh

3

TDVNTCBT3

Bạn cảm thấy hứng thú với khởi nghiệp

4

TDVNTCBT4

Có cơ hội và nguồn lực bạn sẵn sàng khởi nghiệp

II. Sự ủng hộ từ mọi người xung quanh

5

SUH1

Gia đình và người thân tác động đến ý định khởi nghiệp của bạn

6

SUH2

Bạn bè là người tác động đến ý định khởi nghiệp của bạn

7

  SUH3

Thầy cô định hướng tác động tới việc bạn khởi nghiệp

III. Môi trường giáo dục, trung tâm và những hiệp hội có liên quan đến khởi nghiệp

9    

MTGDTTLQ1

Trường đại học cung cấp đầy đủ kiến thức về khởi nghiệp giúp thúc đẩy hình thành ý tưởng khởi nghiệp

10

MTGDTTLQ2

Trường đại học thành lập câu lạc bộ, trung tâm khởi nghiệp góp phần giúp bạn hình thành tư duy và ý tưởng khởi nghiệp

10

MTGDTTLQ3

Trường đại học tổ chức talkshow liên quan đến kinh doanh, khởi nghiệp

11

MTGDTTLQ4

Trường đại học/doanh nghiệp hàng năm thường tổ chức các

cuộc thi khởi nghiệp cho các bạn sinh viên

 

12

MTGDTTLQ5

Trong các giờ học liên quan, thầy cô định hướng sinh viên làm việc nhóm và thảo luận đưa ra ý tưởng khởi nghiệp

 

13

MTGDTTLQ6

Các trung tâm/hiệp hội/đơn vị có liên quan tạo điều kiện hoặc thường xuyên tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp khuyến khích tư

tưởng khởi nghiệp của sinh viên

 

14

MTGDTTLQ7

Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành truyền thông, tổ chức đẩy mạnh các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên

              Nguồn: Kết quả xử lý bảng hỏi                         

Phân tích hồi quy tuyến tính

Tiếp theo, các biến độc lập và biến phụ thuộc được đưa và phân tích hồi quy tuyến tính. Theo phương pháp này, giá trị của các biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình sẽ được tính theo giá trị trung bình của các quan sát. Kết quả phân tích được thể hiện như Bảng 5.

Bảng 5. Bảng phân tích hệ số xác định hàm hồi quy và R2 hiệu chỉnh Model Summaryb

Model

R

Hệ số xác

định R2

R2 hiệu chỉnh

Sai số chuẩn

của ước lượng

Durbin-Watson

1

,621a

,386

,379

,65718

,386

a. Predictors: (Constant), MTGDTTLQ, TDVNTCBT

b. Dependent Variable: SUH

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS

Kết quả phân tích hồi quy thu được cho thấy, hệ số R = 0,621 (> 50%) nghĩa là mối quan hệ giữa các biến trong mô hình này là tương đối chặt chẽ. Hệ số R2 = 0,386, điều này nói lên được rằng độ thích hợp của mô hình là 38,6%. Giá trị R2 hiệu chỉnh có giá trị bằng 0,379 (hay 37,9%). Điều này phản ánh, chỉ có 37,9% sự thay đổi của biến phụ thuộc “Sự ủng hộ” sẽ phụ thuộc vào 2 biến độc lập đó là: “Thái độ và nhận thức của bản thân”“Môi trường giáo dục, trung tâm và hiệp hội có liên quan đến khởi nghiệp”; còn 62,1% còn lại sẽ phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài khác và sai số ngẫu nhiên.

4. Một số giải pháp thúc đẩy hình thành ý tưởng khởi nghiệp đối với sinh viên khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh

4.1. Nhóm giải pháp đối với các nhân tố thuộc môi trường giáo dục, các bộ, ban ngành liên quan

Thứ nhất, đi với cơ quan quản lý, Nhà nước cần tạo dựng cơ chế hỗ trợ thống nhất, đồng bộ và cần có chỉ đạo chung hoặc những văn bản hướng dẫn cụ thể cho các dự án khởi nghiệp nói chung và của sinh viên nói riêng.

Thứ hai, đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị, hiệp hội liên quan có những chính sách ưu đãi hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, tích cực và thường xuyên tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp và tuyên truyền sâu rộng tới sinh viên, các trường đại học. Khuyến khích và thúc đẩy nhiều dự án của sinh viên tham gia.

Thứ ba, kết nối các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục, đề xuất những giải pháp, các làm mới, sáng tạo, hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển khởi nghiệp trong học sinh sinh viên.

Trong thời gian tới, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hơn nữa những kế hoạch liên quan đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên.

Đối với các trường, thứ nhất kết hợp với các đơn vị, hiệp hội liên quan như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia, Đoàn thanh niên... các công ty, doanh nghiệp, chương trình gọi vốn để hợp tác, đặc biệt là biến các ý tưởng hợp tác thành kết quả thực tế, khả thi và triển khai được ngay cho sinh viên.

Thứ hai, các trường đại học, cao đẳng, trung tâm, hiệp hội khởi nghiệp thường xuyên tổ chức các cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp đổi mới và xây dựng văn hóa tư duy sáng tạo của sinh viên khối ngành kinh tế. Kết nối để sinh viên tham gia các cuộc thi quy mô lớn hơn và có cơ hội được triển khai dự án khởi nghiệp trong thực tiễn.

Thứ ba, chương trình đào tạo các ngành học là yếu tố quan trọng hình thành nên tư duy lập nghiệp và khơi dậy ham muốn kinh doanh của sinh viên ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì thế, các trường cần tăng cường các môn học liên quan đến khởi nghiệp, nên bổ sung các học phần cơ bản về khởi nghiệp theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn tùy vào thực tiễn của trường, thiết lập kênh thông tin riêng cung cấp các tài liệu về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Thứ tư, để có thể trang bị kiến thức về khởi nghiệp và nâng cao nhận thức, tiếp nhận bài học, sự hứng thú, đam mê thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp, các trường cần thiết lập phương pháp tiếp cận các kiến thức kinh doanh, kinh tế - có thể dưới dạng ebook, điều này có thể giúp sinh viên có thể học mọi lúc mọi nơi mà chỉ cần một tài khoản đăng ký. Đây là yếu tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy việc học tập và tự nâng cao năng lực bản thân không chỉ trong vấn đề khởi nghiệp mà còn những vấn đề khác tùy vào mỗi loại đầu sách.

Thứ năm cần có quỹ hoặc kinh phí hỗ trợ các dự án khởi nghiệp có tính khả thi để thúc đẩy các ý tưởng và dự án khởi nghiệp có cơ hội được triển khai thực tế, các biện pháp khuyến khích sinh viên có các dự án khởi nghiệp tại các trường.

4.2. Nhóm giải pháp về nhân tố tác động và ủng hộ của những người xung quanh

- Đối với giảng viên các trường cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tiên phong dẫn dắt, phát triển tư duy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho sinh viên; kết nối tri thức - kiến thức khởi nghiệp của chuyên gia với sinh viên, đề cao tinh thần sáng tạo, lý tưởng hóa ước mơ của các bạn trẻ. Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các trường cần có định hướng với giảng viên trong quá trình giảng dạy, khuyến khích sinh viên khởi nghiệp.

- Nghiên cứu đã chỉ ra các tiêu chuẩn chủ quan, ảnh hưởng từ gia đình, bố mẹ, nghề nghiệp của bố mẹ, bạn bè, người thân quen cũng tác động tới ý tưởng khởi nghiệp và nhận thức của sinh viên khối ngành kinh tế. Như vậy, việc nhận được sự ủng hộ từ gia đình là một điều rất quan trọng, khiến sinh viên tự tin hơn trong việc nuôi ý định khởi nghiệp.

- Hoạt động định hướng và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn cần sự phối hợp đồng hành của nhiều bên liên quan. Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường, thầy cô cần có sự kết nối với gia đình, phụ huynh để khuyến khích tạo động lực cho thế hệ sinh viên.

4.3. Nhóm giải pháp với nhân tố về thái độ và tinh thần khởi nghiệp của sinh viên

Đối với sinh viên - về thái độ và tinh thần khởi nghiệp, sinh viên cần thay đổi suy nghĩ của mình trước tiên, biết cách định hướng và lên kế hoạch cho mục tiêu của mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường và sau khi ra trường. Tự tin làm việc mà mình yêu thích và biết cách đón nhận cơ hội để tận dụng nó một cách triệt để hơn. Tận dụng môi trường giáo dục năng động và thời gian ở đại học để trau dồi, học hỏi thêm những kiến thức từ thầy cô, kinh nghiệm cuộc sống.

Sinh viên cũng cần chuẩn bị các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian và công việc, khả năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục... bằng cách tham gia các câu lạc bộ, hoạt động, chương trình đào tạo, huấn luyện do trường và xã hội tổ chức, rèn luyện bản thân qua các công việc thực tế, thực tập tại doanh nghiệp. Sinh viên cần rèn luyện đức tính kiên trì và chăm chỉ để đạt được thành công và tạo sự trung thực, uy tín trong lòng mọi người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Steve Blank (2010). What’s a startup? First Principles, https://steveblank.com/2010/01/25/whats-a-startup-first-principles/
  2. Alsos G.A., Carter S., Ljunggren E and WelterF (2011). Developing synergies between entrepreneurship and
  3. Kolvereid L., & Moen O (1997). “Entrepreneurship among business graduates: does a major in entrepreneurship make a difference?”
  4. Shane S.A (2003). A general theory of entrepreneurship: The individual - opportunity nexus. Edward Elgar
  5. Linan F & Chen Y.W (2006). Testing the entrepreneurial intention model on a twocountry
  6. J.F, Black W.C, Babin B.J,& Anderson R.E (2013). Multivariate data analysis, 7th ed. Harlow: Pearson.
  7. Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.
  8. Thủ tướng Chính phủ (2017). Quyết định số 1665/QĐ/TTg ngày 30/10/2017 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.
  9. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Quyết định số 1230/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành Giáo dục.
  10. Lê Anh Đức (2021). Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên các trường đại học tại Việt Nam. Truy cập tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-cua- sinh-vien-cac-truong-dai-hoc-tai-viet-nam-84427.htm

Factors affecting the entrepreneurial intention of economics or business administration students

Master.  Vu Ngoc Thang1

Nguyn Ngoc Tu1

1Dai Nam University

Abstract:

This study explores the factors affecting the entrepreneurial intentions of economics or business administration students at universities. The study finds that there are three factors affecting the entrepreneurial intention of students: (1) Education and learning environment; (2) Influence from lecturers, family, and acquaintances; and (3) Attitudes and perceptions of students. In addition, the Government, Ministry of Education and Training, universities, and related organizations should make more effort to promote and formulate entrepreneurial intentions among university students, especially economics or business administration students, contributing to the formation of entrepreneurial culture.

Keywords: entrepreneurship, entrepreneurial intention, economics and business administration students.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 14 tháng 6 năm 2023]

Tạp chí Công Thương